Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng,về mặt chính sách tiền tệ, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế thời gian vừa qua.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên bắt đầu giảm lãi suất và đã cắt giảm lãi suất tới 4 lần trước tháng 6/2023 mà vẫn kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đã đề ra. Theo ông Shantanu Chakraborty, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã rất chủ động trong việc giảm lãi suất, việc nới lỏng chính sách tiền tệ góp phần tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trong năm 2023.
Trong vài năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã dần chuyển sang định hướng xuất khẩu |
Về mặt tài chính, đầu tư công đã tăng đáng kể và là một trong các yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm nay. Khối lượng đầu tư công ước đạt khoảng 75% kế hoạch được giao.
Về mặt tài khóa, Giám đốc Quốc gia ADB nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tâm lý thị trường cũng như tạo sự thuận tiện trong kinh doanh. Đặc biệt, Việt Nam tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Ông Shantanu Chakraborty cho rằng, tuy Việt Nam không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% như đã đề ra cho năm 2023 nhưng kết quả đạt được rất đáng trân trọng. Trước hết, mục tiêu tăng trưởng đề ra cho năm 2023 thực sự không phải là con số cố định mà đây là nguyện vọng Chính phủ đã đặt ra từ đầu năm và là mục tiêu chính sách.
Việc không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng do Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong năm 2023 từ sự suy giảm trong các hoạt động kinh tế và nhu cầu của một số đối tác thương mại lớn.
Trong vài năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã dần chuyển sang định hướng xuất khẩu. Dựa trên phân tích mới nhất, những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và các nước khác, đều bị hạ dự báo tăng trưởng kinh tế do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Căng thẳng địa chính trị gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng cũng như mặt bằng lãi suất cao trên thế giới cũng gây ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt với một số thách thức trong nước như việc chậm triển khai dự án và chênh lệch lãi suất lớn giữa VNĐ và USD.
"Tuy vậy, nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn vận hành tốt trước tất cả những thách thức bất ngờ phải đối mặt trong suốt thời kỳ này", Giám đốc Quốc gia ADB nhận định.
Kích cầu tiêu dùng nội địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Theo ông Shantanu Chakraborty, mặc dù kinh tế thế giới đang bước vào năm 2024 với nhiều bất ổn, nhưng một số quốc gia đang chứng kiến những dấu hiệu sớm của sự phục hồi kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ có những dấu hiệu tích cực hơn những gì mà ADB dự đoán vài tháng trước. Tuy nhiên, tại châu Âu và Nhật Bản dường như vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị gia tăng trên thế giới có thể tác động xấu đến thị trường hàng hóa và khả năng tiếp cận tín dụng. Do vậy, kinh tế toàn cầu là một bức tranh hỗn hợp.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam vào năm 2024 ở mức 6%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN trong bối cảnh nền kinh tế của các đối tác thương mại chính của Việt Nam tăng trưởng tốt và ghi nhận những bước phát triển tích cực trong việc giải quyết căng thẳng địa chính trị.
Để giải quyết những thách thức trong năm 2024, ông Shantanu Chakraborty cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo lợi thế cạnh tranh với tư cách là "nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo đó, Việt Nam nên tiếp tục duy trì vị thế là quốc gia được ưu tiên, là điểm đến ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần nâng cấp sản phẩm và dịch vụ cũng như hướng tới nhóm sản phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn trên thị trường toàn cầu.
Thêm vào đó, Việt Nam cần đề ra biện pháp để tiêu dùng trong nước trở thành một trong những động lực tăng trưởng chính bởi vì việc giảm sự phụ thuộc quá mức vào nhu cầu bên ngoài sẽ giúp nền kinh tế chống lại rủi ro trước những thách thức mang tính toàn cầu.
Chẳng hạn, trong năm 2023, các quốc gia có mức tiêu thụ và nhu cầu nội địa cao như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Philippines đều là những quốc gia đã tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam cần thúc đẩy tiêu dùng trong nước bằng cách tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng kết hợp với chính sách tài khóa để có nhiều tiền hơn đến tay người dân.
"Đây cũng là thời điểm để bắt tay vào cải cách trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cần đầu tư thêm, đặc biệt là lĩnh vực được ưu tiên", Giám đốc Quốc gia ADB khuyến nghị.
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tổn thương do biến đổi khí hậu và giờ là lúc cần tập trung thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững có khả năng chống chịu.
Ông Shantanu Chakraborty chia sẻ, việc đề ra một cách tiếp cận mang tính phối hợp nhiều hơn giữa các chính sách sẽ rất quan trọng trong tương lai để đưa nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng cao mà Việt Nam đã đạt được trong những năm vừa qua.
Bộ Tài chính đề xuất thành lập Thanh tra Tổng cục Thuế Thanh tra Tổng cục Thuế sẽ có điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thuế đảm bảo nâng ... |
Ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua Ngày 29/12, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo công bố kết quả công tác năm 2023 và nhiệm ... |
Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán ... |
PV