Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

15/04/2025 - 05:02
(Bankviet.com) Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ; Châu Âu lo lắng về tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày 13/4.

Châu Âu lo lắng về tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga

Tàu ngầm lớp Paltus của Nga hay theo định danh của NATO là Kilo được coi là mối đe dọa nguy hiểm đối với các nước NATO trong nhiều thập kỷ.

Tạp chí 19fortyfive của Hoa Kỳ đánh giá, loại tàu ngầm này được cho là đã được sản xuất từ ​​năm 1970. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều dư địa để hiện đại hóa. Tàu ngầm diesel-điện này được trang bị tên lửa hành trình có độ chính xác cao Kalibr. Bài báo của 19fortyfive cho biết: "Ngoài vai trò dự kiến ​​là nền tảng chống hạm và chống tàu ngầm, tàu ngầm Halibut còn thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo bí mật".

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga. Ảnh: Rian

Tàu ngầm lớp Paltus được đặt biệt danh là "hố đen" vì độ ồn thấp của chúng khi hoạt động. Đặc biệt, phương Tây lo ngại về khả năng tàng hình của tàu ngầm Nga. "Các tàu ngầm thuộc lớp này đã chứng minh được tính linh hoạt và độ bền của chúng. Chúng đặc biệt hữu ích khi tiến hành các hoạt động dưới nước ở vùng nước ven biển nông", 19fortyfive kết luận.

Trước đó, chuyên gia quân sự Alexander Artamonov nhận định, ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ đang tụt hậu rất xa so với Nga. Đặc biệt, ông chỉ ra vũ khí siêu vượt âm khi Hoa Kỳ đang cố gắng chế tạo trong nhiều năm qua, nhưng chưa thành công như mong muốn.

Lính Ukraine chê vũ khí viện trợ

Hầu như toàn bộ thiết bị quân sự do một số nước phương Tây cung cấp cho Ukraine đều có những thiếu sót nghiêm trọng trong điều kiện chiến đấu. Tờ báo Süddeutsche Zeitung đã viết về điều này trích dẫn một báo cáo mật của phó tùy viên quân sự của đại sứ quán nước này tại Kiev.

Theo báo cáo chiến trường vào cuối tháng 1/2025 tại trường chỉ huy cấp cơ sở của lục quân ở thành phố Delitzsch cho thấy, kinh nghiệm chiến trường của binh sĩ Ukraine nhận định hầu hết các hệ thống chiến đấu đều có khả năng sử dụng hạn chế trong chiến đấu.

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả
Vũ khí Đức viện trợ cho Ukraine được cho là quá phức tạp và thiếu hiệu quả. Ảnh: Getty

Nguyên nhân của việc này là do đạn dược quá đắt, cũng như tính dễ bị tổn thương của trang thiết bị, khó có thể sửa chữa được ở mặt trận. Ngoại lệ là pháo phòng không tự hành Gepard (SZU), được Lực lượng vũ trang Ukraine gọi là “hệ thống chiến đấu được ưa chuộng, hiệu quả nhất và đáng tin cậy nhất”. Ngoài ra, xe chiến đấu bộ binh Marder (IFV) cũng được đánh giá cao.

Trước đó, cảnh sát thành phố Delmenhorst của Đức đã khám xét ở các địa điểm tinh nghi như một phần của cuộc điều tra về việc buôn lậu vũ khí quân sự từ lãnh thổ Ukraine. Trong quá trình thanh tra, chỉ phát hiện nhiều đơn vị vũ khí trái phép.

Hoa Kỳ cho F-15C máy bay chiến đấu huyền thoại “nghỉ hưu”

Sau gần nửa thế kỷ sải cánh, máy bay tiêm kích F-15C huyền thoại đã được Không quân Hoa Kỳ chính thức cho “nghỉ hưu”. Quyết định này được đưa ra khi cân nhắc những lo ngại liên quan đến bảo dưỡng, khả năng bay cùng nhu cầu hiện đại hóa lực lượng không quân Hoa Kỳ, với việc chuyển sang máy bay thế hệ thứ tư và thế hệ thứ năm để phù hợp hơn với môi trường đe dọa đang biến đổi.

F-15C được phát triển vào những năm 1970 dựa trên thiết kết của F-15A/B. Là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không chuyên dụng, F-15C vẫn giữ nguyên cấu hình 2 động cơ mạnh mẽ của Eagle. Bên cạnh đó, nền tảng này kết hợp các nâng cấp quan trọng như khả năng chứa nhiên liệu bên trong, tăng tải vũ khí và hệ thống radar được cải tiến. Đưa vào sử dụng gần 10 năm sau đó, F-15C được ghi nhận đã có hơn 100 chiến thắng không chiến.

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả
Các đơn vị máy bay chiến đấu F-15C của Mỹ đã được dần loại biên. Ảnh: Defense News

F-15C được trang bị 2 động cơ phản lực đốt sau Pratt & Whitney F100-PW-220 hoặc F100-PW-100, mỗi động cơ tạo ra lực đẩy lên tới 23.770 pound, cho phép đạt tốc độ tối đa khoảng 3.000km/giờ ở độ cao và trần bay hơn 18km. Bán kính chiến đấu không tiếp nhiên liệu là khoảng 1.000km và có thể mở rộng nhờ sử dụng các thùng nhiên liệu phụ hoặc tiếp nhiên liệu trên không.

Vũ khí tiêu chuẩn của F-15C bao gồm một khẩu pháo Gatling M61A1 20mm, tên lửa dẫn đường hồng ngoại AIM-9 Sidewinder và tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120 AMRAAM cho chiến đấu không đối không. Nhiều máy bay sau đó được trang bị thêm radar AESA APG-63(V)3, cho phép thu thập mục tiêu tầm xa và tăng cường khả năng chống nhiễu.

Quan chức không quân Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng sẽ không thay thế F-15C/D bằng một loại máy bay cụ thể, mà sẽ luân phiên các máy bay để duy trì khả năng chiến đấu. Kể từ khi cho F-15C “nghỉ hưu”, đơn vị không quân tại căn cứu Kadena đã tổ chức các đợt triển khai luân phiên các máy bay chiến đấu F-22A Raptors, F-16CM Fighting Falcons, F-15E Strike Eagles và F-35A Lightning II để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương