Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả của Bộ Công Thương trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp

20/12/2023 - 20:13
(Bankviet.com) Nhiều năm qua, ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp đã có sự hợp tác, gắn kết, góp phần quan trọng phát triển nông nghiệp nông thôn.
Liên Bộ Công Thương - Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương năm 2023 diễn ra vào sáng ngày 20/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chia sẻ về sự hợp tác giữa ngành nông nghiệp và ngành Công Thương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả của Bộ Công Thương trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương năm 2023

Theo Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, trong nhiều năm qua, hợp tác phối hợp giữa ngành nông nghiệp và ngành Công Thương mang tính gắn kết, truyền thống, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn; đặc biệt trong nhiệm kỳ mới thực hiện thành công chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngành nông nghiệp và công thương đã có sự hợp tác hiệu quả
Hai bộ đã cụ thể hóa hoạt động hợp tác phối hợp bằng những những chương trình toàn diện (Ảnh minh hoạ)

Đáng chú ý, trong năm 2023, hai bộ đã cụ thể hóa hoạt động hợp tác phối hợp giữa hai ngành bằng những những chương trình toàn diện, như: Chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế”. …, với 8 lĩnh vực toàn diện trên các lĩnh vực mà hai bộ, hai ngành đã và sẽ phối hợp trong thời gian tới gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp; thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ; đàm phán, tháo gỡ rào cản phi thuế quan và mở cửa thị trường; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Cụ thể, phối hợp và triển khai các đề án, dự án đầu tư hạ tầng logistic, chợ đầu mối đấu giá, trung tâm thương mại nông, lâm, thủy sản để bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như công tác truy xuất nguồn gốc; điện khí hóa trong nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên năm 2023, trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động khó lường; đặc biệt có 3 biến động lớn: Thị trường, tiêu dùng và biến đổi khí hậu, hai bộ đã chỉ đạo các đơn vị đầu mối của hai ngành thực hiện tốt 8 nội dung trong chương trình phối hợp; đặc biệt tập trung vào phát triển thị trường.

Bên cạnh đó, hai bộ tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin thị trường; tổ chức nhiều hội nghị hội thảo; tọa đàm; phối hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc... góp phần đóng góp vào sự phát triển ngành nông nghiệp và đất nước.

Ngành nông nghiệp và công thương đã có sự hợp tác hiệu quả
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phát biểu tại hội nghị

Năm 2024, dự báo tiếp tục có những biến động nhu cầu thị trường khó lường, vì vậy Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường mong có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa hai ngành, hai Bộ tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đã đặt ra trong chương trình phối hợp toàn diện giữa 2 Bộ, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cũng như góp phần xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhóm phóng viên

Theo: Báo Công Thương