Bùng nổ mua sắm online, thương mại điện tử 'lên ngôi'

13/08/2022 - 19:50
(Bankviet.com) Trong khi mua sắm truyền thống chưa thể phục hồi như trước dịch thì mua sắm online lại khá sôi động, tập trung vào nhóm chăm sóc sức khỏe, thời trang, làm đẹp…

Bộ trưởng Tài chính: Việt Nam bị thất thu rất lớn trên sàn thương mại điện tử

Top 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam 2022

Các sàn thương mại điện tử "lên ngôi" trong đại dịch Covid-19

Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết, giúp người dùng thuận tiện mua sắm và doanh nghiệp duy trì kinh doanh trong lúc dịch bệnh căng thẳng. Lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp.

Đại dịch rõ ràng đã thúc đẩy hành vi của người dùng trên nền tảng kỹ thuật số và khuyến khích việc mua sắm trên các sàn TMĐT. Đại dịch đã khiến sàn TMĐT trở thành người bạn đồng hành thân thiết, kênh mua sắm thuận tiện và an toàn cho người dùng, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Cách tính điểm thi vào lớp 10 năm học 2022 2023
Ảnh minh họa

Sau khi đại dịch được kiểm soát, mua sắm truyền thống phục hồi nhưng chưa cao. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm nay các hoạt động mua sắm tại chợ truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được giới kinh doanh đánh giá đã sôi động trở lại. Tuy vậy sức mua của người dân và doanh nghiệp chưa bằng giai đoạn trước đây và vẫn còn khó khăn tác động của dịch bệnh.

Theo chia sẻ từ các Ban quản lý chợ trên địa bàn, tại nhiều chợ truyền thống, các quầy, sạp hàng dù mở cửa trở lại nhưng lượng khách mua thưa thớt, chủ yếu vẫn tập trung vào hàng tiêu dùng thiết yếu.

Thừa nhận thực trạng này, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, sức mua của người dân và doanh nghiệp hiện tại có tăng nhưng chưa bằng giai đoạn trước đây. Cụ thể chỉ tính riêng 3 chợ đầu mối địa bàn là Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn, nếu tháng 5 năm 2019 tổng doanh thu đạt 263 nghìn tỷ đồng thì 5 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 214 nghìn tỷ đồng.

Mua sắm online dự kiến tiếp tục bùng nổ. Trong khi doanh thu bán lẻ truyền thống giảm thì hoạt động buôn bán trên thương mại điện tử có phần sôi động hơn. Cụ thể, Nghiên cứu mới nhất về "Thái độ thanh toán của người tiêu dùng" được Visa vừa công bố cho thấy, mua sắm trực tuyến được duy trì sau đại dịch khi có 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.

Theo nghiên cứu của Visa, mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch; 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong suốt thời kỳ đại dịch; 1/2 người dùng lần đầu trải nghiệm mua hàng qua nền tảng mạng xã hội; 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà.

Tham khảo một trang mua sắm online Lazada cho thấy 81% người Việt Nam khi được hỏi cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày, cũng như tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%. Cũng theo Lazada Việt Nam, các ngành hàng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp, du lịch, thời trang và chăm sóc sức khỏe được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, những nhà bán hàng trong ngành hàng thời trang được dự kiến sẽ đạt doanh thu bùng nổ về lượt truy cập và mức độ quan tâm khi nhu cầu du lịch, hoạt động ngoài trời của người dân tăng cao.

Do tác động của đại dịch Covid-19, hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.

Số liệu thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65%, 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52%, 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Để đáp ứng nhu cầu, xu hướng đó, ngành ngân hàng đã đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng thanh toán, hệ thống công nghệ thông tin, triển khai công nghệ mới, giải pháp tiên tiến để thiết kế, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán an toàn, thuận tiện, giá cả phù hợp theo hướng lấy khách hàng làm trọng tâm; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế...

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán