Cách xử lý khi điện thoại dính nước đơn giản tại nhà

22/09/2023 - 17:04
(Bankviet.com) Điện thoại dính nước là một trong những nguyên nhân phổ biến làm máy nhanh bị hư hỏng, cách “cứu nguy” điện thoại bị dính nước cực đơn giản ngay tại nhà.
Phụ kiện điện thoại di động: Mập mờ nguồn gốc, xuất xứ Xuất khẩu điện thoại, máy vi tính mang về 10,43 tỷ USD Tắt sóng 2G, chặn nguồn điện thoại lậu và đưa người dân lên môi trường số

Với những mẫu điện thoại có khả năng kháng nước thấp, nếu không biết cách xử lý thì rất dễ hỏng. Vậy chúng ta nên làm gì khi điện thoại bị dính nước? Hãy cùng tìm hiểu cách “cứu nguy” điện thoại bị dính nước cực đơn giản ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.

Việc điện thoại dính nước có thể hỏng hoàn toàn, hoặc nhẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong máy. Hậu quả của việc này phải kể đến như: Điện thoại mở không lên, sập nguồn, không có dấu hiệu hoạt động mọi chức năng; cảm ứng điện thoại có thể bị loạn, nhảy lung tung, thậm chí là bị liệt hoàn toàn; loa điện thoại bị rè, nhỏ hoặc có thể không hoặt động; camera điện thoại bị lỗi. Đôi khi màn hình sẽ bị mờ hoặc loang lổ, thậm chí hoàn toàn bị tối đen; kết nối trên điện thoại như SIM, WiFi có vấn đề.

Khi điện thoại của bạn dính nước hãy bình tình và làm theo một số những hướng dẫn sau:

Cách sử lý khi điện thoại dính nước
Điện thoại dính nước phải làm thế nào? Ảnh minh họa.

Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước

Đầu tiên, bạn hãy lấy chiếc điện thoại ra khỏi nước càng nhanh càng tốt, đồng thời hướng chiều các cổng kết nối xuống dưới để nước thoát ra ngoài, tránh chảy ngược vào bên trong máy.

Tắt nguồn điện thoại ngay lập tức

Sau khi lấy chiếc điện thoại của bạn ra khỏi nước thì hãy tắt nguồn ngay lập tức. Vì khi tắt nguồn sẽ tránh được trường hợp nước len lỏi vào những bo mạch gây chạm và đứt mạch điện nếu điện thoại vẫn còn hoạt động.

Lau khô bên ngoài điện thoại

Sử dụng khăn vải mềm lau khô sạch toàn bộ bề mặt điện thoại, sau đó dùng tăm bông để lau cổng sạc, cổng tai nghe, tất cả các cổng kết nối với phụ kiện.

Làm khô điện thoại bên trong

Bạn nên đặt điện thoại của mình vào hũ gạo nhằm hút được ẩm. Gạo sẽ hút nước ra khỏi điện thoại của bạn trong khoảng thời gian 1 đến 2 ngày. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các túi hút ẩm, hộp hút ẩm để điện thoại vào trong 1 ngày đến 2 ngày, tùy vào việc điện thoại bị ngâm dưới nước lâu hay ít.

Kiên nhẫn chờ đợi

Sau khi thực hiện giai đoạn làm khô, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi và sử dụng điện thoại khác để thay thế. Nhằm mục đích cho điện thoại hoàn toàn khô hẳn tránh tình trạng làm điện thoại hỏng nặng thêm.

Khởi động lại máy và sử dụng thử

Sau khi thực hiện xong các bước trên, bạn lắp pin (nếu pin rời) hoặc cắm sạc rồi một lúc rồi bật nút nguồn xem máy có hoạt động bình thường không. Sau đó, bạn cũng nên kiểm tra lại micro và loa xem có hoạt động bình thường hay không. Nếu trong trường hợp điện thoại bật không lên bạn nên mang ra quán sửa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Những việc không nên làm như sau

Không làm khô điện thoại bằng máy sấy tóc: Nhiều người nghĩ rằng cách hong khô điện thoại nhanh nhất là dùng máy sấy tóc, giúp bốc hơi tất cả nước đọng lại trong điện thoại. Tuy nhiên, chính nhiệt độ quá cao từ máy sấy lại có thể làm hư hỏng các linh kiện bên trong.

Không đặt quạt hoặc thổi vào điện thoại: Bạn không nên cố thổi vào điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này chỉ càng làm cho nước nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận khác bên trong điện thoại và gây thiệt hại nhiều hơn.

Không lắc, nhấn hoặc đập điện thoại: Nếu như bạn cố gắng vẩy, lắc, nhấn hoặc thậm chí là đập điện thoại với hy vọng là nước sẽ thoát ra thì bạn nên dừng lại vì điều này chỉ làm cho nước lọt vào máy sâu hơn và làm hư hỏng, trầy xước điện thoại mà thôi.

Không nhét khăn vào bên trong cổng sạc: Điều này sẽ không giúp làm khô mà ngược lại còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận, linh kiện bên trong.

Không sạc điện thoại ngay lập tức: Có người cho rằng sạc điện thoại càng lâu thì hơi nóng lại giúp làm khô điện thoại. Tuy nhiên điều này cực kì là không nên. Bạn tuyệt đối không được cắm sạc cho điện thoại ngay lập tức vì rất nguy hiểm khi cho dòng điện chạy qua mạch điện bị ướt.

Trên đây là vài lưu ý nhỏ giúp bạn xử lý khi điện thoại dính nước. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể "cứu sống" được chiếc điện thoại khi chẳng may bị rơi xuống nước.

Lê Nguyệt

Theo: Báo Công Thương