Tìm hiểu 4 loại hộp số ô tô thông dụng nhất hiện nay, ưu và nhược điểm của từng loại | |
“Nỗi khiếp sợ” của Toyota Corolla Cross lộ diện gây chấn động, ngày ra mắt đã không còn xa | |
Kia Sorento 2024 hoàn toàn mới lột xác cực ngầu, sẽ “hạ bệ” Toyota Fortuner và Ford Everest |
1. Dừng các thiết bị không cần thiết trên ô tô
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi nhận thấy xe ô tô gần hết nhiên liệu là tắt các thiết bị không cần thiết như điều hòa, radio, sạc điện thoại,… Trong đó, điều hòa là thiết bị khiến nguồn nhiên liệu cạn kiệt nhanh nhất. Nếu như không thực hiện điều này, chiếc xe của bạn rất có thể sẽ dừng ngay tức khắc.
Nguồn: Internet |
2. Di chuyển ô tô với tốc độ ổn định và nhất quán
Phản xạ thường thấy của tài xế khi phát hiện xe sắp hết nhiên liệu là sử dụng vận tốc nhanh nhất để di chuyển tới trạm xăng. Tuy nhiên, hành động này lại phản tác dụng và khiến xe chết máy nhanh hơn. Điều cần thiết bạn cần làm lúc này là di chuyển ô tô với tốc độ ổn định và nhất quán nhất. Các chuyên gia gợi ý các tài xế nên chạy ở tốc độ 56 - 72 km/h.
3. Đóng cửa sổ ô tô
Xe ô tô sẽ nhanh hết nhiên liệu hơn khi bạn không đóng cửa sổ. Bạn cần nhanh chóng đóng cửa sổ để giảm sức cản của gió đối với xe, giúp phương tiện hạn chế tiêu thụ nhiên liệu nhất có thể.
4. Tìm kiếm cây xăng gần nhất
Khi phát hiện xe sắp hết nhiên liệu, bạn cần nhanh chóng tìm kiếm cây xăng gần nhất bằng cách sử dụng điện thoại thông minh và định vị trên ô tô. Trong trường hợp xây căng ở quá xa, tài xế có thể nhờ sự giúp đỡ của người dân xung quanh, hoặc mua nhiên liệu tại các đơn vị bán lẻ.
Nguồn: Internet |
5. Chuyển xe sang chế độ lái xe xuống dốc
Hiện trên thị trường có rất nhiều mẫu xe được trang bị chức năng tiết kiệm nhiên liệu, điển hình là tắt kim phun nhiên liệu khi xe đang xuống dốc. Lưu ý, người lái xe không về số 0 bởi khi đó ô tô sẽ tiêu tốn nhiên liệu để giữ cho động cơ hoạt động.
Tác hại khi để ô tô cạn kiệt xăng
Thứ nhất, việc để xe hết căng sẽ làm mòn bơm nhiên liệu. Xăng đóng vai trò bôi trơn cho bơm nhiên liệu, xăng cạn kiệt đồng nghĩa với việc bơm nhiên liệu không đủ chất bôi trơn, đồng thời khiến không khí chen vào bên trong. Lâu dần, bơm hoạt động quá mức và bị mài mòn dẫn đến hư hỏng.
Thứ hai, nhiên liệu khi lắng xuống dưới đáy bình sẽ biến hóa tương tự bùn. Khi ô tô gần hết xăng, bơm nhiên liệu sẽ hút cả chất này để vận hành động cơ. Hậu quả, kim phun và bộ lọc nhiên liệu gặp tình trạng tắc nghẽ, ảnh hưởng với quá trình vận hành của ô tô.
Thứ ba, việc để nhiên liệu cạn kiệt có khả năng dẫn đến động cơ mất công suất, khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm khôn lường cho người ngồi trong xe.
Để hạn chế khả năng làm hỏng bơm nhiên liệu, người lái xe nên đổ xăng - dầu khi đồng hồ báo còn khoảng 1/3 bình hoặc ít nhất là ngay khi đèn vàng cảnh báo của xe sáng lên, không để xe gần cạn bình nhiên liệu.
Chi Chi (T/h)