Công nghệ góp phần 'đưa đặc sản vùng cao ra thị trường số' Thái Nguyên phát triển trung tâm công nghệ UAV, robot, đồ họa Bốn trụ cột phát triển ngành công nghiệp môi trường |
Ngày 27/5, Hội thảo “Quản trị công nghệ trong kỷ nguyên số: Những chính sách nổi bật tại Việt Nam” đã được tổ chức với sự tham dự và thảo luận của nhiều chuyên gia. Hội thảo do Hội Truyền thông thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng (TFGI) tổ chức.
![]() |
Hội thảo “Quản trị công nghệ trong kỷ nguyên số: Những chính sách nổi bật tại Việt Nam”. Ảnh: Minh Trang |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Citra Nasruddin- Đại diện TFGI cho biết, ứng dụng số và chuyển đổi số đang trở thành xu hướng trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, sự xuất hiện của các công nghệ mới nổi tạo ra sản phẩm, dịch vụ đa dạng, góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Công nghệ còn đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các mô hình kinh tế số có sự thay đổi liên tục với tốc độ nhanh. Riêng tại Việt Nam, kinh tế số đã và đang có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2023, kinh tế số đóng góp tới 18,3% GDP, năm 2025 Việt Nam tham vọng đạt khoảng 25%.
“Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ mạnh mẽ để kinh tế số phát triển, trong đó không thể kể tới các giải pháp thúc đẩy công nghệ nhằm chuẩn bị hạ tầng cho kinh tế số tăng tốc”, bà Citra Nasruddin cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo bà Citra Nasruddin, bên cạnh việc đem lại lợi ích và cơ hội, công nghệ số có thể cũng dẫn tới những rủi ro, thách thức. Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách và quy định pháp luật cần được kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nhằm khai thác tối ưu lợi ích và phòng ngừa, khắc phục những rủi ro, thách thức có thể tạo ra bởi sự phát triển của công nghệ và các mô hình kinh doanh mới.
Tại Hội thảo, ông Keith Detros - Đại diệnTFGI, cũng trình bày nội dung cơ bản của Báo cáo nghiên cứu của quản trị công nghệ tại 6 quốc gia Đông Nam Á.
![]() |
Ông Keith Detros – Đại diệnTFGI, cũng trình bày nội dung cơ bản của Báo cáo nghiên cứu của quản trị công nghệ tại 6 quốc gia Đông Nam Á. Ảnh: Minh Trang |
Theo đó, báo cáo nghiên cứu này tập trung phân tích 6 nền kinh tế số lớn của khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam (nhóm SEA-6). Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng tại khu vực, chính phủ các nước đang triển khai nhiều hệ thống chính sách và khung pháp lý khác nhau nhằm kịp thời nắm bắt các cơ hội và giải quyết những thách thức do công nghệ mới nổi mang lại. Báo cáo nghiên cứu này mang đến những phân tích chuyên sâu về bức tranh quản trị công nghệ đầy năng động tại SEA-6.
Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và những đặc thù riêng biệt của từng quốc gia, chúng tôi nhận định rằng bức tranh pháp lý cho nền kinh tế số sẽ liên tục có những thay đổi và phát triển.
“Báo cáo này hướng đến mục tiêu khơi mở các cuộc đối thoại thực chất. Các quốc gia Đông Nam Á sẽ có cơ hội quý giá để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực quản trị công nghệ. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về Hiệp định Khung Kinh tế số (DEFA) dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay, báo cáo này cũng xác định những lĩnh vực tương đồng, nơi có thể thúc đẩy hợp tác thực chất để tăng cường khả năng tương tác trong khu vực”, ông Keith Detros cho nhấn mạnh.
Báo cáo nghiên cứu của quản trị công nghệ tại 6 quốc gia Đông Nam Á được công bố hôm nay là ấn phẩm thứ hai trong chuỗi ấn phẩm của TFGI với mục tiêu định hình hệ sinh thái công nghệ tại Đông Nam Á. Nối tiếp ấn bản năm 2023 với trọng tâm xác định “ai” là các cơ quan quản lý chủ chốt trong nền kinh tế số, ấn bản này tập trung xác định “ai” là các nhân tố chủ đạo, “cách tiếp cận” của các chính phủ đối với quản trị công nghệ, và “các lĩnh vực chính sách” trọng tâm trong năm 2024 nhằm mang lại góc nhìn sâu sắc về bối cảnh pháp lý đang thay đổi của khu vực.