Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa phát hành hồ sơ mời thầu cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, với kế hoạch mở thầu vào ngày 7/1/2025. Thời gian chấm thầu dự kiến khoảng 20 ngày, tùy thuộc vào số lượng nhà đầu tư tham gia.
Sau đó, các thủ tục cần thiết sẽ được tiến hành để xác định thời điểm khởi công, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của dự án.
Trước đó theo nguồn tin của Kinh tế Chứng khoán Việt Nam, ngày 6/11/2024, Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Lê Anh Tuấn đã ký Quyết định 1366/QĐ-BGTVT phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo hình thức PPP.
Dự án cao tốc Dầu Giây-Tân Phú có tổng chiều dài hơn 60km, bắt đầu từ nút giao với Quốc lộ 1 tại thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai), kết nối trực tiếp với cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây. Điểm cuối của dự án nằm tại Km60+243,83 thuộc xã Phú Trung (huyện Tân Phú, Đồng Nai), nối liền với cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc, tạo nên một hành lang giao thông chiến lược từ TP.HCM đến Tây Nguyên.
Trích Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn ký ngày 6/11/2024 |
Với tổng mức đầu tư 8.981 tỷ đồng, dự án được thực hiện theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Trong đó, vốn đầu tư do các nhà đầu tư huy động chiếm 7.681 tỷ đồng, phần còn lại 1.300 tỷ đồng là vốn từ ngân sách Nhà nước. Công trình dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2026 và đưa vào vận hành từ năm 2027. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án được tính toán là 18 năm, 2 tháng và 11 ngày.
Đây là mảnh ghép quan trọng trong tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, được kỳ vọng giảm tải cho Quốc lộ 20 và nâng cao năng lực vận tải trên tuyến hành lang kinh tế TP.HCM - Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. Khi hoàn thành, dự án không chỉ giúp giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông mà còn tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế-xã hội của Đồng Nai và các khu vực lân cận.
Ngoài vai trò giảm tải giao thông, cao tốc Dầu Giây-Tân Phú được xem là cú hích quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Đây là một phần trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long nhận định, dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông hiện tại mà còn đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Công trình sẽ giúp khai thác hiệu quả các tuyến đường cao tốc có tốc độ cao và năng lực lớn, đảm bảo sự kết nối liên vùng một cách thông suốt và hiệu quả.
Dự án cao tốc Đông Đăng - Trà Lĩnh: Chính phủ yêu cầu làm rõ năng lực nhà đầu tư và minh bạch tài chính Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo minh bạch tài ... |
Hòa Phát "phô" sức mạnh trước khi bước vào "cuộc đua" làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam Hòa Phát khẳng định đủ năng lực sản xuất thép đường ray cao tốc, sẵn sàng tham gia đấu thầu dự án đường sắt Bắc ... |
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiếp tục hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước với ... |
Kiều Linh