Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/1/2024: Ukraine không giữ được chiến tuyến Avdiivka

25/01/2024 - 18:18
(Bankviet.com) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/1/2024: Ukraine không giữ được chiến tuyến Avdiivka trước sức ép liên tục từ Quân đội Nga trong mùa đông
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/1/2024: Ukraine vẫn tuyên bố phản công khá thành công, dù tiền tuyến khó khăn Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Nga không dùng không quân chiến lược giải quyết chiến trường Ukraine? Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/1/2024: Ukraine pháo kích dữ dội TP.Donetsk khi yếu thế trên mặt trận

Theo các thông tin từ chiến trường, Quân đội Nga đang có những bước tiến mạnh mẽ ở chiến trường Avdiivka khiến các đơn vị phòng thủ Ukraine đang dần co cụm lại ở trung tâm thành phố. Họ dựa vào những công sự và công trình kiên cố để phòng thủ.

Đáng chú ý là các mũi tiến công từ phía Nam, các mũi tấn công Nga dựa vào các cao điểm chiếm được trước đó liên tục dồn dép lực lượng phòng thủ Ukraine vào trong thành phố. Trong khi đó ở phía Bắc, sau khi tiến vào Stepove, Quân đội Nga tiếp tục mở rộng hành lang kiểm soát khiến việc tiếp vận và đảo quân Ukraine trong thành phố Avdiivka cực kỳ khó khăn.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/1/2024: Ukraine không giữ được chiến tuyến Avdiivka
Lực lượng phòng thủ Ukraine đang bị dồn ép ở chiến trường Avdiivka và khó có thể cầm cự được lâu. Ảnh: Getty.

Theo thông tin từ Chính phủ Ukraine, trong năm 2023, Kiev đã chi khoảng 49,1 tỷ USD cho quốc phòng. Con số này tương ứng 60,8% tổng chi ngân sách quốc gia. Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, nguồn tài chính trên được sử dụng để mua thiết bị quân sự, vũ khí, đạn dược, thiết bị quốc phòng…, cũng như hỗ trợ tài chính cho quân nhân và bảo hiểm y tế của họ.

Trước đó, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal thông báo nước này đã quyết định phân bổ số tiền kỷ lục 17,5 tỷ hryvnia (khoảng 466 triệu USD) để xây dựng các tuyến phòng thủ kiên cố chống lại các hướng tấn công của Nga.

Trong ngày 22/1, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky công bố dự thảo luật có thể mở đường cho người nước ngoài sát cánh cùng Kiev trong chiến sự với Nga được nhận quốc tịch Ukraine.

"Những tình nguyện viên nước ngoài đã cầm vũ khí để bảo vệ Ukraine. Tất cả những người đấu tranh cho tự do của Ukraine như thể đó là tổ quốc của họ. Với những người ấy, Ukraine sẽ trở thành tổ quốc", hãng tin AFP đăng tải dẫn lời Tổng thống Ukraine.

Ông Volodymir Zelensky đưa ra nhận định trên trong lúc thông báo về dự luật mới chính thức cho phép người Ukraine được sở hữu song tịch, ngoại trừ quốc tịch Nga.

Khi Nga phát động Chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, hàng nghìn người nước ngoài đã đổ xô tới Ukraine tham gia hoạt động đánh thuê. Một số đơn vị bao gồm thành viên người Belarus và người Nga cũng tham chiến.

Phía Nga gọi những người này là lính đánh thuê nước ngoài và coi họ mục tiêu quân sự chính đáng. Một số người nước ngoài chiến đấu cho Ukraine đã bị Nga bắt làm tù binh và đưa ra xét xử.

Theo luật quốc tế, lính đánh thuê là người chiến đấu chủ yếu vì lợi ích tài chính và được trả lương cao hơn đáng kể so với lực lượng vũ trang địa phương.

Những người tham gia Quân đoàn Quốc tế, đơn vị của những tình nguyện viên nước ngoài chiến đấu cho Ukraine, được trả số tiền tương đương quân nhân của Kiev. Theo New York Times, họ nhận được mức lương cơ bản tương đương khoảng 630 USD/tháng, kèm theo tiền thưởng có thể lên tới vài nghìn USD một tháng.

Liên quan tới cuộc xung đột, hãng thông tấn RIA Novosti đăng tải, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã lên tiếng kêu gọi Kiev nên chấm dứt xung đột để cứu mạng sống người dân nước này. Giới lãnh đạo Ukraine sẽ có thể cứu sống hàng trăm nghìn người dân nếu Kiev đồng ý chấm dứt xung đột.

“Hàng trăm nghìn người mà chính quyền Kiev đang cố bắt như gia súc ngày nay trên đường phố, trong quán bar, trong nhà thờ chắc chắn sẽ cứu được mạng sống của họ”, ông Sergey Lavrov nói.

Ngoại trưởng Nga nói thêm rằng người Ukraine “không có lợi ích” trong cuộc xung đột với Nga; thay vào đó là lợi ích của “người Anglo-Saxon, tay sai của họ và giới chức Kiev”.

Chính phủ Ukraine hiện tại “bị ràng buộc với phương Tây bởi trách nhiệm chung” và sợ rằng sau khi kết thúc chiến sự sẽ nhanh chóng biến mất trong dòng chảy lịch sử.

Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev đã bình luận về sắc lệnh của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky về các vùng lãnh thổ của Nga có người Ukraine sinh sống: “Không có gì để bình luận ở đây, vì người Ukraine là người Nga”.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/1/2024: Ukraine không giữ được chiến tuyến Avdiivka
Nếu cuộc xung đột không sớm chấm dứt, hàng trăm nghìn công dân Ukraine có thể tiếp tục bỏ mạng trên chiến trường. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine đã ký sắc lệnh “Về các lãnh thổ Liên bang Nga trong lịch sử có người Ukraine sinh sống” với yêu cầu tiên quyết là sự trở lại của sự thật về quá khứ lịch sử vì tương lai của Ukraine.

Đánh giá về “công thức hòa bình” của Tổng thống Ukraine, Ngoại trưởng Nga tuyên bố những diễn giải của ông Volodymir Zelensky là con đường dẫn đến hư không: “Washington, London, Paris và Brussels càng sớm nhận ra điều này thì điều đó sẽ tốt hơn cho cả Ukraine và phương Tây”.

Ông Sergey Lavrov tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, nhưng không phải về việc duy trì chính quyền Kiev hiện tại.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương