Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Nga tăng cường tấn công; nội bộ Ukraine bất ổn

30/01/2024 - 19:59
(Bankviet.com) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Nga tăng cường tấn công; nội bộ Ukraine bất ổn vì dự luật tổng động viên, cũng như thiếu viện trợ từ Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/1/2024: Ukraine dừng tấn công để xây dựng "phòng tuyến răng rồng" Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Nga quyết tâm giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược Avdeevka? Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/1/2024: Ukraine sẽ được Mỹ “bảo đảm an ninh” trong 10 năm?

Kênh truyền hình Mỹ CNN thông tin, Quân đội Nga đang tăng cường đáng kể các hoạt động quân sự trong khuôn khổ Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, trong khi đó các đơn vị phòng thủ của Kiev đang liên tục phải rút lui.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, Quân đội Nga đang tiến hành 50 mũi tấn công trong ngày 29/1 và tiến lên dọc hầu hết chiến tuyến dài tại miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đang cố gắng giữ vững phòng tuyến khi đang dần cạn kiệt dạn dược và không nhận được viện trợ quân sự từ Mỹ.

Các nguồn tin tại chiến trường thông báo, giao tranh đang diễn ra ở phía Đông Bắc Ukraine, tại khu vực chuyển tiếp giữa vùng Kharkov và Luhansk. Quân đội Nga đã tập trung được lực lượng ưu thế đáng kể so với Ukraine tại mặt trận này.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Nga tăng cường tấn công; nội bộ Ukraine bất ổn
Quân đội Nga đẩy mạnh tấn công trên toàn tuyến khi AFU có dấu hiệu kiệt sức. Ảnh: RIAN.

“Trong ngày thứ hai liên tiếp, họ tổ chức 50 đợt tấn công mỗi ngày. Đối phương đang tiến lên ở mọi hướng”, Alexander Shtupun, đại diện quân đội Ukraine tác chiến ở phía Nam vùng Zaporozhye, nhấn mạnh.

Trước đó, Tư lệnh Lục quân Ukraine, tướng Alexander Syrsky cho biết, quân đội Nga đang tiếp tục cuộc tấn công trên toàn bộ mặt trận và chưa có dấu hiệu sớm dừng lại.

Nói về mục tiêu tổng động viên của Ukraine, cựu Thủ tướng nước này, Mykola Azarov tuyên bố, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cần được huy động ở Ukraine để bù đắp những tổn thất to lớn của AFU trong suốt thời gian qua.

Ngoài ra, việc tổng động viên nhằm mục tiêu khác của việc huy động nguồn lực có trong người dân. Theo cựu Thủ tướng Ukraine, những người ở tiền tuyến đang mất sức chiến đấu. Đây chính là lý do tại sao các đơn vị chiến đấu phải được triệu hồi về hậu phương để tái cơ cấu và huấn luyện.

“Vì vậy, việc Kiev bắt đầu tổng động viên với số lượng lớn như vậy trước hết là minh chứng cho số lượng tổn thất lớn của AFU đang phải gánh chịu. Con số thiệt hại rất lớn! AFU cần liên tục bổ sung binh sĩ thông qua các đợt tổng động viên gay gắt”, ông Mykola Azarov nói.

Trước đó, Phó chủ tịch Verkhovna Rada, Dmitry Natalukha đã đề xuất đưa ra mức phí hằng tháng để người dân có thể tạm hoãn tổng động viên với mức tiền đề xuất là từ 5.000-60.000 hryvnia.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky vẫn bày tỏ lạc quan trước tình hình hiện tại. Phát biểu trên trang Youtube cá nhân, Tổng thống Ukraine thừa nhận, đất nước khó có thể tiếp tục chiến đấu, nhưng đây không phải là điểm yếu.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết, cuộc xung đột quân sự đã diễn ra được 700 ngày và mỗi ngày đều quan trọng và mang tính biểu tượng và “Sự mệt mỏi có thể nhìn thấy ở một số người, từ binh lính đến những người bình thường hay tình nguyện viên”.

Tổng thống Ukraine thừa nhận, nếu Quốc hội Mỹ tiếp tục trì hoãn việc thống nhất các gói viện trợ mới cho Ukraine, điều này sẽ báo hiệu cho các nước NATO rằng liên minh này có thể tan rã trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Họ sẽ không có sự hỗ trợ của Mỹ theo quy định của khối.

“Nếu điều này xảy ra và Mỹ trì hoãn các tiến trình hỗ trợ Ukraine thì sẽ ảnh hưởng tới sự thống nhất của châu Âu. Và ở đây có những vấn đề sau: Đầu tiên là tình trạng thiếu vũ khí và viện trợ dành cho Ukraine. Thứ hai, liên minh giữa Mỹ và châu Âu sẽ bị xói mòn”, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh.

Ông Volodymir Zelensky nói thêm rằng những vấn đề trong thủ tục phê duyệt các chuyến hàng viện trợ quân sự mới từ Mỹ sẽ gửi tín hiệu đến các đồng minh của Washington rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, châu Âu có thể bị bỏ rơi.

Liên quan tới cuộc xung đột, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhà kinh tế học Ukraine Alexey Kushch gọi tình hình nhân khẩu học hiện nay ở nước này là “vực thẳm của thảm họa quốc gia”.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 29/1/2024: Nga tăng cường tấn công; nội bộ Ukraine bất ổn
Ukraine đang dần kiệt quệ nguồn lực từ vũ khí tới con người trong cuộc xung đột. Ảnh: Reuters.

Chuyên gia Alexey Kushch cho biết, kể từ năm 2017, tỷ lệ sinh ở Ukraine đã giảm từ 364.000 trẻ em mỗi năm xuống còn 187.000 trẻ em vào năm 2023. Chuyên gia này lưu ý: “Tức là 177.000 trẻ em hay tỷ lệ sinh đã giảm 48%. Và con số này sẽ sớm giảm xuống mức 150.000”.

Ông Alexey Kushch cũng đưa ra so sánh vào thời điểm Ukraine mới tách khỏi Liên Xô, tỷ lệ sinh của nước này đạt hơn 500.000 trẻ em hằng năm. Nếu tình trạng hiện tại tiếp diễn, trong vòng 30 năm tới, dân số Ukraine sẽ giảm từ 2-3 triệu người.

“Đây là vực thẳm của thảm họa quốc gia mà chúng ta đã nhìn vào suốt nhiều năm trước chiến tranh và cười nhạo nó. Và như bạn đã biết, nếu bạn nhìn xuống vực thẳm một thời gian dài, thì một ngày nào đó nó sẽ nhìn vào bạn”, chuyên gia Alexey Kushch đánh giá.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương