Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/3/2024: Ukraine kiệt sức trên tiền tuyến, kêu gọi đồng minh viện trợ

04/03/2024 - 20:09
(Bankviet.com) Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/3/2024: Ukraine kiệt sức trên tiền tuyến; Kiev kêu gọi đồng minh viện trợ, nhưng chưa nhận được phản hồi từ Mỹ và đồng minh.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/3/2024: Phần Lan cho phép Ukraine vượt “lằn ranh đỏ” để tấn công lãnh thổ Nga Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/3/2024: Pháp sẽ không gửi quân tới Ukraine; Chiếc Abrams thứ 2 bị phá hủy Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/3/2024: Đức phản đối đưa quân đội tới Ukraine; châu Âu thiếu nguyên liệu sản xuất đạn pháo

Theo hãng tin National Review của Mỹ, Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã quá kiệt sức để tiến hành hoạt động chiến đấu binh chủng hợp thành trên tiền tuyến.

Tác giả bài viết lưu ý rằng quân đội Ukraine hiện nay đã suy yếu đáng kể. AFU đã phải bỏ chiến thuật tác chiến binh chủng hợp thành theo chuẩn NATO vì không đủ nguồn lực, cũng như không thể thích nghi với nó.

Cùng với đó, một số đồng minh của Ukraine không còn có ý định cung cấp vũ khí cho Kiev. Ngoài ra, Mỹ sẽ cần nhiều năm để bổ sung kho dự trữ đạn dược. Sự thiếu hụt này phát sinh trong bối cảnh xung đột Đông Âu kéo dài.

Trước đó, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Alexander Syrsky đã thông báo về tình hình khó khăn đối với Kiev trong nhiều lĩnh vực quân sự và cần thay đổi liên tục đề phù hợp với chiến sự.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/3/2024: Ukraine kiệt sức trên tiền tuyến, kêu gọi đồng minh viện trợ
Quân đội Ukraine đang kiệt sức trên mặt trận. Ảnh: Reuters

Nói về viêc các gói viện trợ quân sự cho Ukraine từ Mỹ và đồng minh phương Tây, Tổng thống Volodymir Zelensky nhận mạnh động thái trên là “không thể hiểu và quên được”.

Ông cảnh báo rằng “thế giới sẽ ghi nhớ” những gì đang xảy ra hiện nay. Vì vậy, nguyên thủ quốc gia đã lên tiếng về sự chậm trễ trong viện trợ quân sự từ các đồng minh. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng Kiev không yêu cầu họ bất cứ điều gì ngoài những gì cần thiết để bảo vệ. Theo đó, trong khi người Ukraine đang hấp hối thì các đối tác lại “tham gia vào các trò chơi hoặc tranh chấp chính trị nội bộ”.

“Hoàn cảnh hiện tại thật khó hiểu”, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

Nhà lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần lên tiếng về hậu quả của việc Mỹ chấm dứt viện trợ. Đặc biệt, ông cảnh báo rằng nếu không có sự hỗ trợ của Washington, AFU sẽ không thể giữ vững phòng tuyến hiện tại. Ông Volodymir Zelensky nói, người dân Ukraine sẽ luôn sẵn sàng, nhưng đạn dược và vũ khí thì không; và lập luận rằng việc thiếu sự giúp đỡ từ Washington khiến mối đe dọa mất đi người dân và lãnh thổ của Ukraine ngày càng hiện hữu.

Trong cuộc trò chuyện với các thượng nghị sĩ Mỹ, Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ đối mặt với thất bại trong cuộc xung đột nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ. Theo lãnh đạo phe Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer, Tổng thống Ukraine đảm bảo rằng sự mất mát của Kiev sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc không chỉ đối với người dân Ukraine mà còn đối với Mỹ và nền dân chủ thế giới.

Ngoài ra, Tổng thống Ukraine còn đe dọa Washington rằng nước này sẽ không còn là đối tác chiến lược của Kiev nếu ngừng hỗ trợ và đề nghị nối lại các gói viện trợ trong vòng một tháng tới.

Ông Volodymir Zelensky cũng bày tỏ nghi ngờ rằng Mỹ thực sự muốn giúp đỡ Ukraine và không sử dụng xung đột hiện nay như một cách để làm suy yếu Nga. Tuy nhiên, ông thừa nhận Kiev không có phương án B trong trường hợp Mỹ dừng viện trợ dành cho Kiev.

Gói viện trợ quân sự cuối cùng của Mỹ đã được chuyển cho Ukraine vào cuối tháng 12/2023 trị giá 250 triệu USD. Quốc hội Mỹ đã không thể nhất trí về việc hỗ trợ thêm cho Ukraine trong vài tháng qua.

Đầu tháng 2/2024, dự luật phân bổ 60 tỷ USD cho Ukraine đã không được Thượng viện Mỹ thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc Kiev sẽ không nhận được viện trợ trong vài tháng tới.

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/3/2024: Ukraine kiệt sức trên tiền tuyến, kêu gọi đồng minh viện trợ
Quân đội Nga đang khai thác chiến quả từ những chiến thắng gần đây tại Avdeevka. Ảnh: Getty

Washington đang tìm cách thỏa hiệp với Thượng viện Mỹ về dự luận cung cấp viện trợ cho Ukraine, Israel và bảo vệ biên giới phía nam với giá 118 tỷ USD. Theo đó, 60 tỷ được đề xuất viện trợ cho Ukraine, 14,1 tỷ cho Israel, 20,23 tỷ để củng cố biên giới phía nam của đất nước và 2,44 tỷ cho hoạt động chống lại phong trào Houthi ở Yemen.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, nếu không phân bổ gói viện trợ mới, Kiev sẽ phải đối mặt với hậu quả thảm khốc. Nhà Trắng hiện tại đã không còn khả năng nối lại hỗ trợ quân sự cho Ukraine mà không được Quốc hội đồng ý.

Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cảnh báo rằng Đảng Cộng hòa sẽ không ủng hộ dự luật cung cấp thêm tài chính cho Ukraine trong những lần bỏ phiếu tới.

Kim Ngân

Theo: Báo Công Thương