Xuất khẩu gỗ liên tiếp giảm sút, doanh nghiệp lao đao | |
Giá tiêu hôm nay 2/8/2022: Đi ngang, nhu cầu tiêu thụ chậm | |
Giá cà phê hôm nay 2/8/2022: Hướng tới mốc 4 tỷ USD |
Ngày 1/8, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1514 áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.
Cụ thể, đường nhập khẩu từ các quốc gia này có sử dụng nguyên liệu đường của Thái Lan sẽ bị áp dụng cùng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đang áp dụng với đường Thái Lan với tổng mức thuế là 47,64%, trong đó thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%.
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet) |
Trường hơp, đường nhập khẩu từ 5 quốc gia chứng minh được sản xuất từ mía thu hoạch tại các quốc gia này sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.
Biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày Quyết định được ban hành cho đến ngày 15/6/2026, trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo các quyết định khác của Bộ Công Thương.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan và các cơ quan liên quan theo dõi tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả... để triển khai các công cụ quản lý phù hợp theo quy định nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng và hài hòa lợi ích giữa người nông dân trồng mía, các doanh nghiệp sản xuất đường, các doanh nghiệp tiêu thụ đường và người tiêu dùng.
Quyết định điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường mía nhập khẩu bắt nguồn từ việc Bộ ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT tháng 6/2021 áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức với mức thuế 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan
Kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua một số nước ASEAN, kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) khẳng định, có sự bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ Indonesia, Malaysia, Myanma, Lào và Campuchia. Theo đó, lượng đường nhập khẩu từ các quốc gia này tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Đến tháng 9/2021, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 2171/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp ) đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 5 nước ASEAN gồm: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước và Hiệp hội Mía Đường Việt Nam.
Thu Uyên