Chứng khoán FPT (FPTS) nâng vốn điều lệ "vượt mặt" Yuanta Việt Nam, VCBS, KBSV,...

28/05/2024 - 00:45
(Bankviet.com) Với việc phân phối gần 86 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ Chứng khoán (FPTS) chính thức vượt 3.000 tỷ đồng.

Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) vừa hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu vào ngày 16/5. Với tỷ lệ thực hiện quyền 40%, FPTS đã phát hành hơn 85,8 triệu cổ phiếu mới cho 12.340 cổ đông hiện hữu, trong khi số cổ phiếu lẻ là 1.565,8 cổ phiếu bị hủy bỏ. Nguồn thực hiện được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023, đạt 1.498 tỷ đồng. Sau khi phân phối hơn 858 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chuyển sang năm sau còn 640 tỷ đồng.

Kết thúc đợt phát hành, FPTS đã nâng số lượng cổ phiếu lên 300,4 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ 3.004 tỷ đồng, vượt qua Chứng khoán Yuanta Việt Nam, VCBS (2.500 tỷ đồng) và KBSV (3.002 tỷ đồng), và chỉ xếp sau DNSE (3.300 tỷ đồng). Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo FPTS nhận định rằng vốn lớn là lợi thế trong ngành chứng khoán, đặc biệt là khả năng cung cấp margin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc tăng vốn cao cũng đi kèm với rủi ro, như phải đảm bảo EPS cho cổ đông.

Chứng khoán FPT (FPTS) nâng vốn điều lệ
Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: FTS)

Sau khi cân nhắc, FPTS quyết định sử dụng vốn giữ lại để chia cổ tức một phần (5%), phần còn lại dùng tích lũy, tăng vốn ở mức vừa phải, nhằm tối ưu hóa nguồn vốn. Ban lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng việc tăng vốn nhiều từ huy động vốn cổ đông chưa chắc là phương án tối ưu và còn phải căn cứ trên quy mô thị trường.

Tại đại hội vừa qua, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhận định rằng việc tăng vốn rõ ràng là một lợi thế trong ngành chứng khoán, đặc biệt là khả năng cung cấp margin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng tăng vốn cao cũng đi kèm với những rủi ro nhất định. Ông Dũng chia sẻ: "Ban lãnh đạo đã cân nhắc rất nhiều vấn đề, khía cạnh, và yếu tố. Công ty sẽ tăng vốn ở mức vừa phải, sử dụng, tối ưu hóa nguồn vốn. Việc tăng vốn nhiều từ huy động nhiều vốn cổ đông chưa chắc đã là phương án tối ưu, mà còn phải căn cứ trên quy mô thị trường."

Về tình hình kinh doanh, FPTS ghi nhận doanh thu hoạt động 299,2 tỷ đồng, tăng 68,4% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí hoạt động quý I cũng tăng 44,7%, đạt gần 91 tỷ đồng, trong đó chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng 44,1% lên 44,8 tỷ đồng. Kết quả, FPTS báo lợi nhuận sau thuế 166,6 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, tại hoạt động tự doanh, FPTS báo lãi ròng từ mảng bán các tài sản tài chính FVTPL gần 2,5 tỷ đồng, trong khi lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL là 188,5 triệu đồng, dẫn đến lãi ròng hơn 2,3 tỷ đồng từ mảng này.

Đến cuối quý I, danh mục FVTPL của công ty có tổng giá trị gốc 829,8 tỷ đồng, giảm 18,2% so với đầu năm. Danh mục này bao gồm 693,4 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn cố định và chứng chỉ tiền gửi (tăng 71,8% so với đầu năm), 120 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết, và 16,4 tỷ đồng cổ phiếu.

Đáng chú ý, khoản đầu tư vào cổ phiếu của FPTS có giá trị thị trường 419,4 tỷ đồng, chủ yếu là từ khoản đầu tư vào cổ phiếu MSH của Công ty CP May Sông Hồng. Mặc dù giá trị gốc của khoản đầu tư MSH chỉ là 13,5 tỷ đồng, giá thị trường đã đạt 416,3 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận tạm thời 2.984%, tương đương 402,8 tỷ đồng.

Đánh giá thị trường chứng khoán chưa hết khó, FPTS (FTS) dự trình kết quả kinh doanh đi lùi

Ngày 6/3/2024, Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) đã phát hành tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nội dung đáng chú ...

‘Vòng đời’ ngắn ngủi của cổ phiếu một doanh nghiệp khoáng sản ở Nghệ An

Cổ phiếu KLM của Công ty CP Kim loại màu Nghệ Tĩnh sẽ hủy đăng ký giao dịch trong ít ngày tới, chấm dứt thời ...

Các "dự án sừng sỏ" của Trung Nam Group và "độ nhạy" với cổ phiếu VND (VNDirect)

Một loạt dự án tỷ USD phía Nam và 7 dự án điện năng lượng tái tạo là những gì Trung Nam Group đang nắm ...

Đức Huy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán