Chứng khoán phiên chiều 13/3: Thanh khoản dù cải thiện, VN-Index vẫn "đi ngang"

13/03/2023 - 23:22
(Bankviet.com) Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến sự cân bằng giữa bên bán và bên mua, điểm tích cực là thanh khoản được cải thiện rõ rệt với tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 11 nghìn tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán ngày 13/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Phiên giao dịch ngày 13/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.052,80 điểm, giảm nhẹ 0,20 điểm (-0,02%). HNX-Index giảm 2,01 điểm (-0,97%) xuống 205,85 điểm, UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,52%) còn 76,38 điểm. Thanh khoản có sự cải thiện so với phiên trước đó khi có hơn 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 11 nghìn tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 13/3: Thanh khoản dù cải thiện, VN-Index vẫn
VN-Index gần như đi ngang phiên đầu tuần 13/3

Mặc dù đóng cửa ở gần mốc tham chiếu nhưng sắc đỏ lại chiếm ưu thế vượt trội hơn trong phiên hôm nay với 288 mã giảm điểm, gấp hơn hai lần số mã tăng điểm với con số chỉ là 114, còn lại là 61 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.

Nhóm VN30 hôm nay có phần nhỉnh hơn thị trường chung khi đóng cửa trong sắc xanh và tăng nhẹ 2,87 điểm (+0,27%). Tuy vậy sắc xanh và đỏ ở nhóm này lại tương đối cân bằng với 15 mã giảm điểm và 14 mã tăng điểm.

Chứng khoán phiên chiều 13/3: Thanh khoản dù cải thiện, VN-Index vẫn
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/3 (Nguồn: SSI)

Chiều hướng giảm điểm, STB (-3,85%) là cổ phiếu có mức giảm lớn nhất toàn nhóm trong phiên hôm nay, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như BID (-1,91%), ACB (-1,61%) hay MBB (-1,41%).

VPB (+6,01%) của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng là cổ phiếu gây ấn tượng mạnh nhất cả nhóm VN30 khi gần đạt được mức tăng trần trong ngày hôm nay. Ngoài ra, một số cái tên khác như VHM (+4,43%), VRE (+3,93%) hay NVL (+3,29%) cũng thể hiện khá tốt, góp phần không nhỏ vào đà hồi phục của thị trường.

Hôm nay là một phiên giao dịch khá giằng co của thị trường nên dẫn đến tình trạng có sự phân hóa giữa các cổ phiếu khiến cho không có nhóm nào thực sự tăng điểm quá ấn tượng. Hầu hết đều chỉ dừng ở mức điều chỉnh ở mức vừa phải. Duy chỉ có một vài cái tên đã nêu ở trong nhóm VN30 là tỏ ra vượt trội.

Chiều hướng giảm điểm, thép là nhóm cổ phiếu duy nhất gây chú ý trong phiên hôm nay khi cả ba cổ phiếu đầu ngành của nhóm là NKG (-1,80%), HSG (-1,22%) hay HPG (-0,94%) đều đồng loạt giảm điểm trong phiên hôm nay, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung.

Ngoài nhóm thép thì cũng không có nhóm cổ phiếu nào giảm điểm nổi bật. Hầu hết đều là các cổ phiếu riêng lẻ và mức giảm cũng không quá đáng kể.

Trên sàn HNX, nỗ lực hồi phục bất thành khiến HNX-Index tiếp tục lùi sâu và kết phiên tại mức thấp nhất ngày. Đóng cửa, sàn HNX có 46 mã tăng và 122 mã giảm, HNX-Index giảm 2,01 điểm (-0,97%) xuống 205,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 50,57 triệu đơn vị, giá trị 744,78 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,05 triệu đơn vị, giá trị 69,74 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường vẫn duy trì trạng thái giảm nhẹ. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,52%) xuống 76,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 23,56 triệu đơn vị, giá trị hơn 288 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,9 triệu đơn vị, giá trị 7,89 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, có 3 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm và chỉ 1 hợp đồng tăng, trong đó VN30F2303 đáo hạn trong tuần này đã giảm 1,8 điểm, tương đương -0,2% xuống 1.048 điểm, khớp lệnh gần 319.610 đơn vị, khối lượng mở 49.620 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, trong đó mã CHPG2221 tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với hơn 3,82 triệu đơn vị khớp lệnh, kết phiên đứng tại mốc tham chiếu 10 đồng/CQ.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị tăng đột biến lên mức hơn 840 tỷ đồng. Trong đó, HPG (+98,01 tỷ) và SSI (+88,68 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như VHM (+87,22 tỷ), POW (+70,53 tỷ) hay VRE (+66,80 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, STB (-53,39 tỷ) là cổ phiếu duy nhất đáng chú ý.

Trong khi đó, khối tự doanh lại bán ròng trong phiên thứ ba liên tiếp. Rất nhiều cổ phiếu lớn đã bị bán ra tương đối mạnh, đáng chú ý có thể kể đến như HPG (-19,84 tỷ), FPT (-18,89 tỷ), MSN (-17,50 tỷ) hay VPB (-16,82 tỷ). Ở chiều hướng mua ròng, không có cái tên nào quá nổi bật trong ngày hôm nay.

Thị trường chứng khoán ngày 13/3/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Agriseco Research chỉ ra cơ hội và rủi ro cho thị trường chứng khoán tháng 3?

Agriseco Research kỳ vọng yếu tố đầu tư công và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều khả năng sẽ trở thành nhân tố chính ...

“Bán chui” cổ phiếu, Chủ tịch Hoàng Hà (HHG) bị phạt nặng

Ngày 9/3/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 150/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán