Chứng khoán phiên sáng 6/9: Cổ phiếu năng lượng tăng sớm, VN-Index vượt mốc 1.280 điểm |
Trong phiên giao dịch sáng, lệnh bán tháo từ nhóm FLC đã lây lan sang một mã thị trường khác là ITA. Khi ngay đầu phiên, mã này đã bị đẩy xuống kịch sàn 6.070 đồng, có thời điểm còn dư bán sàn tới 6,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy chảy mạnh trong nửa cuối phiên sáng đã hấp thụ hết lượng dư bán sàn với thanh khoản cao nhất thị trường, gần 23,9 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 6,4% xuống 6.100 đồng.
ITA cũng đã bị HOSE đưa vào diện cảnh báo từ 6/9 do vi phạm quy định công bố thông tin từ 04 lần trở lên trong vòng 1 năm.
Thông tin đáng chú ý nhất sáng nay chính là việc Ngân hàng Nhà nước chính thức thông báo nới room tín dụng cho các ngân hàng. Dù mức tăng room tín dụng được thông báo riêng về từng ngân ngân hàng nên hiện tại chưa có số liệu tổng hợp về con số này, nhưng theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán, Vietcombank (VCB) và MB (MBB) là hai ngân hàng có tỷ lệ cấp room tín dụng cao nhất trong số các ngân hàng có đề nghị điều chỉnh. Đây là 2 ngân hàng tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, phù hợp với tiêu chí nới room của Ngân hàng Nhà nước.
Đây được xem là thông tin quan trọng và được cả thị trường chờ đợi từ lâu, bởi đa số các ngân hàng đã cạn room nên không thể tiếp tục cho vay, hoặc cho vay nhỏ giọt, qua đó không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng, mà còn cả các doanh nghiệp khác.
Trước đó, khi có những thông tin về việc nới room, thị trường chứng khoán luôn phản ứng tích cực, nhất là nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, khi thông tin chính thức được công bố, thị trường lại bình lặng một cách đầy bất ngờ.
VN-Index không thể hồi phục trở lại, trong khi các mã ngân hàng vẫn chủ yếu chìm trong sắc đỏ, kể cả VCB và MBB. Trong đó, VCB giảm 0,7% xuống 82.100 đồng, trong khi MBB đứng giá tham chiếu 23.650 đồng. Nhóm này chỉ có 3 sắc xanh nhạt tại VIB, STB và HDB.
Các nhóm dẫn dắt khác như thép cũng chỉ còn 2 sắc xanh nhạt tại NKG và HPG, trong khi nhóm dầu khí vẫn không có mã nào tăng, trong đó riêng GAS giảm 1,7% xuống 114.500 đồng.
Tạm dừng phiên sáng, trên sàn HOSE với 105 mã tăng, trong khi có tới 333 mã giảm, VN-Index giảm 8,86 điểm (-0,69%), xuống 1.268,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 329,7 triệu đơn vị, giá trị 7.922,4 tỷ đồng, tương đương với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 24 triệu đơn vị, giá trị 602,8 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số cũng có phiên giảm điểm sáng nay, thậm chí mức giảm còn mạnh hơn VN-Index. Tạm dừng phiên sáng, HNX-Index giảm 3,23 điểm (-1,1%), xuống 290,04 điểm với 35 mã tăng, trong khi có tới 124 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 43,3 triệu đơn vị, giá trị 838,9 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Tại thị trường UpCom, dù chỉ số mở cửa với sắc xanh, nhưng khi 2 sàn niêm yết giảm điểm, cũng đã nhanh chóng quay đầu xuống dưới tham chiếu. Tạm dừng phiên sáng, UPCoM-Index giảm 0,5 điểm (-0,55%), xuống 91,14 điểm với 89 mã tăng và 150 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20,9 triệu đơn vị, giá trị 416 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
Những phút tiếp theo, áp lực bán tiếp tục tăng mạnh và điều này vẫn khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, BCM giảm đến 3,3% xuống 86.000 đồng/cp. PVD giảm 2,8% xuống 20.600 đồng/cp, MWG giảm 2,2% xuống 71.300 đồng/cp, GAS giảm 1,6% xuống 114.600 đồng/cp...
Đáng chú ý, cổ phiếu bất động sản sụt giá hàng loạt. Mặc dù mức giảm không quá lớn đối với từng cổ phiếu nhưng sự tiêu cực bao trùm lấy toàn ngành (58 mã giảm so với 10 mã tăng). VIC, VHM, BCM nằm trong nhóm những cổ phiếu ảnh hưởng xấu lên VN-Index.
Ngành ngân hàng không khá hơn khi chỉ có duy nhất hai mã trong ngành còn giữ được sắc xanh là HDB và VIB, nhưng cũng tương đối mong manh.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu thép tiếp tục có thêm ngày giao dịch khả quan khi nhiều mã đầu ngành như HPG (+0,6%), HSG (+1,1%), NKG (1,8%) vẫn giữ được sắc xanh dù thị trường ảm đạm. Trong đó, HPG cũng là mã đóng góp tích cực nhất lên VN-Index.
------------
Tại lúc 9h35, VN-Index giảm 3,77 điểm (-0,3%) xuống 1.273,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 66,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.414 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,33 điểm (-0,45%) xuống 291,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12 triệu cổ phiếu, trị giá 166 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 91,74 điểm.
Khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày 7/9 VN-Index và HNX-Index đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu khi sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu lớn. Trong đó, VJC giảm 1,1%, PLX giảm 0,8%, BID giảm 0,6%, MWG giảm 0,8%, VIC giảm 0,5%... Nhóm cổ phiếu dầu khí biến động có phần tiêu cực. PVS giảm 1,4%, PVD giảm 1,4%, PXS giảm 2,7%...
Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu thuộc nhóm chứng khoán và thép biến động có phần tích cực, trong đó, SSI tăng 0,8%, VCI tăng 1,1%, VND tăng 0,7%, NKG tăng 2,2%, TVN tăng 2,3%, HSG tăng 1,4%. Từ chiều 6/9, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng, cao nhất đến 490.000 đồng/tấn.
Đây là lần tăng thứ hai liên tiếp sau 15 lần giảm từ ngày 11/5. Cụ thể, Pomina tăng lần lượt 250.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,33 triệu đồng/tấn và 16,24 triệu đồng/tấn.
-----------
Phiên giao dịch ngày 6/9, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.277,40, chỉ số gần như không đổi khi chỉ tăng 0,05 điểm (+0,00%). Thanh khoản trong phiên hôm nay được cải thiện khá đáng kể khi có gần 600 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 14 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ hôm nay vẫn tiếp tục nhỉnh hơn phần nào khi có đến 261 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm chỉ là 191, còn lại là 85 mã đóng cửa tham chiếu.
Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam(YSVN), VN-Index có thể sẽ còn đi ngang trong vùng giá 1.260–1.285 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên tăng giảm đan xen.
Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo nhiều khả năng VN-Index vẫn sẽ duy trì xu hướng giao dịch trong vùng 1.250 -1.300 điểm cho đến khi thị trường có các thông tin mới.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch 6/9 khi nhà đầu tư gia tăng quan ngại về chính sách lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới, bên cạnh đó là một cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 173 điểm, tương đương 0,55%, và đóng cửa ở 31.145 điểm.
Trong phiên, Dow Jones có lúc rớt xuống 31.048 điểm, sau đó hồi phục một phần do được hỗ trợ bởi các cổ phiếu mang tính phòng thủ như Johnson & Johnson và Coca-Cola. S&P 500 giảm 0,41% còn 3.908 điểm. Nasdaq Composite sụt 0,71% xuống còn gần 11.545 điểm. Đây là phiên giảm thứ 7 liên tiếp của Nasdaq, đánh dấu chuỗi đi xuống dài nhất kể từ năm 2016.
Nguyên Nam