Theo đó, tổng thị phần của 10 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường đạt 68,42%, cao hơn mức 65,61% quý IV/2022 Cụ thể: Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần trong quý I/2023 với 25% thị phần. Trong quý IV/2022, VPS cũng giữ vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu HNX với 22,2%.
Như vậy trong quý I/2023, thị phần môi giới của VPS tăng gần 3%.
Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu thị trường cổ phiếu niêm yết lớn nhất trong Quý I/2023 |
Xếp theo sau vẫn là Chứng khoán VNDirect, đứng vững vị trí số 2 về thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX với 9,25%. Tương tự, Chứng khoán SSI đứng vị trí thứ 3 với thị phần môi giới HNX với 8,33%, cải thiện so với con số 7,1% quý liền trước.
Đáng chú ý, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) bất ngờ rời Top10 thị phần khi quý 4 vừa qua vẫn đứng vị trí thứ 6. Thay vào đó là sự góp mặt của Chứng khoán BIDV (BSC) đứng ở vị trí thứ 8 với thị phần 3,06%.
Trên sàn UPCoM, VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới quý I/2023 với 25,54%, xếp tiếp theo lần lượt là VNDirect (8,62%), SSI (7,48%), MBS (5,55%), TCBS (5,11%),…
10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu thị trường UPCoM lớn nhất trong quý I/2023 |
Về thị phần môi giới phái sinh quý I/2023, VPS củng cố vị trí số 1 với thị phần 61,54%, bỏ xa Công ty chứng khoán đứng thứ 2 là HSC với thị phần 11,26%.
Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh trong quý I/2023 |
Như vậy, VPS đứng vị trí thứ 1 thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE với thị phần 15,67%; thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX với thị phần 25,00%; thị phần môi giới trên sàn UPCOM với thị phần 25,54% và thị phần môi giới phái sinh với thị phần 61,54%.
Được biết, ngày 25/4 tới đây, Chứng khoán VPS dự kiến tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo đó, VPS đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 800 tỷ đồng, giảm 21% so với năm ngoái. Trong năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất gần 1.012 tỷ đồng, thực hiện 84,3% kế hoạch đề ra.
Đồng thời, VPS cũng trình cổ đông thông qua việc chia cổ tức bằng tiền cho cổ phần ưu đãi phát hành năm 2017 và 2018. Chứng khoán VPS dự kiến chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi, gồm 50 triệu cổ phiếu được phát hành năm 2017 và 203 triệu cổ phiếu phát hành năm 2018. Tỷ lệ cổ tức 6% cho mỗi đợt (600 đồng/cổ phiếu) với tổng số tiền dự chi 151,8 tỷ đồng.
Cũng trong đại hội lần này, để bổ sung vốn điều lệ và tăng cường năng lực tài chính của công ty, VPS sẽ trình đại hội cổ đông phương án phát hành gần 18,85 triệu cổ phần phổ thông để tăng vốn điều lệ từ 5.700 tỷ đồng lên dự kiến 5.888 tỷ đồng (tăng thêm 188,5 tỷ đồng).
Đối tượng phát hành là cổ đông phổ thông hiện hữu với tỷ lệ 16,82 : 1 (tại ngày chốt danh sách cổ đông phổ thông sở hữu 16,82 cổ phần phổ thông sẽ được hưởng 1 cổ phần phát hành thêm). Ngoài ra, cổ đông không bị hạn chế chuyển nhượng.
Nguồn vốn được sử dụng từ toàn bộ số dư quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và một phần quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ tại ngày 31/12/2021 trên báo cáo tài chính năm 2022 được kiểm toán. Thời gian thực hiện theo quyết định của HĐQT.
VPS tiếp tục giữ vững "ngôi vương" trong cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán Tuần qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thị phần môi giới ... |
Cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán ngày càng “nóng” Giữ được thị phần khi tổng quy mô giao dịch toàn thị trường thu hẹp khiến nhiều công ty chứng khoán đánh đổi bằng hiệu ... |
Thị phần môi giới HoSE quý I/2023: VPS giữ vững "ngôi vương" quý thứ 9 liên tiếp Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố số liệu thị phần môi giới quý I/2023. |
Quỳnh Nga