Kết thúc phiên giao dịch 23/4, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu kém sắc khi bất ngờ trả điểm với thanh khoản tương đối cao, đạt trên 17 nghìn tỷ đồng. Với diễn biến hiện tại, loạt cổ phiếu DGW, FPT, VCB được các CTCK nhận định đang ở vùng giá tiềm năng để nắm giữ.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch 23/04. |
Xu hướng áp dụng AI vào trong công việc sẽ là yếu tố thúc đẩy chu kỳ thay thế sản phẩm công nghệ mới của người tiêu dùng. Dựa trên mức nền tiêu thụ thấp của năm 2023, kết hợp với kỳ vọng vào sự phục hồi của ICT-CE vào nửa cuối năm 2024 (chu kỳ thay thế sản phẩm 2,5-3 năm, kỷ lục doanh thu ICTCE vào cuối năm 2021), Công ty chứng khoán MB dự báo doanh thu mảng ICT-CE của Công ty CP Thế Giới Số (HOSE: DGW) có thể phục hồi và đạt mức tăng 10% và 15% trong 2024-2025.
Ở mảng thiết bị văn phòng, DGW có động lực phát triển ở thị trường cung cấp thiết bị bảo hộ lao động trong trung hạn, MBS dự báo doanh thu mảng thiết bị văn phòng có thể đạt mức tăng trưởng 28% và 30% trong 2024-2025. Tổng hợp lại, doanh thu của DGW giai đoạn 2024-2025 có thể tăng tới 21%.
Năm 2024, DGW đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 23.000 tỷ đồng và 490 tỷ đồng, tăng 22% và 38% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lên kế hoạch trả cổ tức 5% bằng tiền, 30% bằng cổ phiếu. Về ESOP 2024, DGW dự kiến sẽ phát hành 2 triệu cổ phiếu (tương đương 1,1% số lượng cổ phiếu lưu hành) với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến phát hành trong năm 2024, tổng giá trị phát hành là 20 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh 2024 của doanh nghiệp khá tương đồng so với dự báo trước đó của trong bối cảnh kỳ vọng sức cầu tiêu thụ hàng không thiết yếu sẽ phục hồi rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2024. Từ cơ sở trên, MBS đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DGW.
Trong quý I/2024, Công ty CP FPT (HOSE: FPT) ghi nhận doanh thu đạt 14.093 tỷ đồng (tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận trước thuế đạt 2.534 tỷ đồng (tăng trưởng 20%). Mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%), trong đó tăng mạnh nhất là Nhật Bản (tăng 34%) và APAC (tăng 33%).
Khối Công nghệ: Doanh thu đạt 8.472 tỷ đồng (tăng 24% ) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.155 tỷ đồng (tăng 28%) nhờ doanh thu từ mảng CNTT nước ngoài tại Nhật Bản và APAC. Trong quý đầu năm, FPT đã trúng thầu 15 dự án quy mô trên 5 triệu USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ tập trung tại 2 thị trường trên. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 36% nhờ tập trung Cloud, AI/Data. Mảng CNTT trong nước lợi nhuận ghi nhận sự phục hồi mạnh (tăng 130%) nhờ hợp tác chuyển đổi số cho doanh nghiệp và Chính phủ. Chiến lược M&A, mở rộng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ giúp doanh số ký mới tại thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng.
Khối Viễn thông tăng trưởng bền vững: Doanh thu đạt 14.379 tỷ đồng (tăng 8%) và lợi nhuận trước thuế đạt 2.854 tỷ đồng (tăng 11%). Lợi nhuận cải thiện nhờ tăng trưởng mảng Data center, PayTV và phục hồi mảng quảng cáo trực tuyến. Dự kiến lợi nhuận năm 2024 sẽ tiếp tục được hỗ trợ nhờ Data Center mới tại quận 9, TP.HCM đi vào vận hành và mảng quảng cáo online phục hồi.
Khối Giáo dục ghi nhận tăng trưởng cao: Doanh thu đạt 4.842 tỷ đồng (tăng 53%) và lợi nhuận trước thuế đạt 1.735 tỷ đồng (tăng 31%). Việc FPT tiếp tục mở rộng xây dựng các trường học tại Huế, Thanh Hóa kỳ vọng giúp thu hút thêm số lượng người học qua đó đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao mảng giáo dục trong các năm tới.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức ngày 11/4/2024 vừa qua, FPT đã chính thức thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng trên 20%. Đồng thời duy trì chính sách trả cổ tức năm 2024 với tiền mặt là 20% và cổ phiếu 15%. FPT sẽ trả cổ tức tiền mặt 10% còn lại của năm 2023 trong quý II tới.
FPT khởi đầu quý 1 thuận lợi với mức tăng kế hoạch kinh doanh trên 20%, đồng thời duy trì triển vọng tăng trưởng tốt đến từ lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, và hưởng lợi xu hướng đầu tư vào AI, chất bán dẫn trên toàn cầu.
Dựa trên kế hoạch kinh doanh ấn tượng cùng sức khỏe tài chính lành mạnh, Công ty chứng khoán Agriseco (AGR) duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu với giá mục tiêu trong năm 2024 là 125.000 đồng/cp, kỳ vọng sinh lời trên 10% so với giá đóng cửa phiên giao dịch 23/04.
Trong báo cáo mới đây, công ty chứng khoán Mirae Asset (MAS) đã đưa ra khuyến nghị tăng tỷ trọng với cổ phiếu VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, giá mục tiêu 103.200 đồng/cp, lợi nhuận kỳ vọng 13,9% theo luận điểm đầu tư:
Thu nhập lãi thuần (NII) dự kiến sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận cũng như củng cố chất lượng tài sản trong năm 2024. Mặc dù có khả năng và nhiều dư địa để gia tăng thị phần trong năm 2023, VCB đã lựa chọn cách sử dụng nguồn lực hiện có để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mà không tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn rủi ro cao. Điều này một lần nữa cho thấy lập trường thận trọng và nhất quán trong hoạt động của VCB.
Cho năm 2024, MAS kỳ vọng ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc giải ngân, với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến hơn 15%, nhờ triển vọng kinh tế vĩ mô khởi sắc hơn. Hơn nữa, kế hoạch phát hành riêng lẻ dự kiến hoàn thành trong nửa đầu năm 2025 sẽ gia tăng nguồn vốn cho VCB, phục vụ nhu cầu vốn cho tăng trưởng tín dụng và cũng gián tiếp củng cố định giá của VCB hiện tại là hợp lý.
VASB tổ chức chương trình Tập huấn An toàn thông tin và Tuân thủ bảo vệ dữ liệu cá nhân Buổi tập huấn được VASB cùng VNDS phối hợp tổ chức đã thu hút nhiều học viên đến từ các đơn vị thành viên, doanh ... |
Khối ngoại "tiếp đà" bán ròng trên HoSE, HPG và MWG được gom hàng trăm tỷ Diễn biến phiên 23/04, khối ngoại tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường, tập trung chủ yếu trên HoSE; trong khi đó, HPG và ... |
Nhận định chứng khoán phiên 24/4: "Bờ" vẫn còn xa? Nhịp hồi kỹ thuật phiên trước đó chưa thể đưa chỉ số về mức 1.200 điểm thì áp lực điều chỉnh bất ngờ trở lại ... |
Thành An