Chứng khoán ABS vừa đưa ra những dự báo tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 với luận điểm chính triển vọng kinh tế dần hồi phục tích cực trong năm 2024, lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục, xuất nhập khẩu phục hồi tốt hơn 2023, triển vọng Fed hạ lãi suất 3 lần trong 2024 và giảm đáng kể lãi suất trong năm 2025, lạm phát và tỷ giá trong khả năng kiểm soát của chính phủ, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI...
Ảnh minh họa |
Ở kịch bản tích cực – Kịch bản ưu tiên: Trong kịch bản này, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đà phục hồi nối tiếp từ năm 2023, đạt mức tăng trưởng 15-20% so với đầu năm.
Chỉ số VN-Index đi lên trong xu hướng trung hạn tăng tiếp theo so với đáy ngắn hạn được thiết lập tháng 11/2023 tại vùng 1020 điểm. Dự báo thị trường tiếp tục hướng tới chinh phục vùng đỉnh trung hạn của năm 2023 tại 1256 điểm thời điểm giữ Q2/2024, và tiếp tục hướng tới vùng giá 1320-1340-1358 (và có thể lên tới 1390 điểm) trong thời gian nửa cuối năm 2024.
Trong biên độ vận động 338 điểm +/- từ 1.020-1.358 điểm, sẽ vẫn tiềm ẩn những pha điều chỉnh nhanh, bất thường, do yếu tố kỳ vọng về định giá trong một chu kỳ mới của thị trường đi trước mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Thanh khoản thị trường giao dịch ổn định đạt mức 16.000- 22.000 tỷ đồng/phiên. Mức thanh khoản cao vùng đỉnh ước tính 36.000-40.000 tỷ đồng/phiên.
Kịch bản 2 - Tiêu cực: Kịch bản này xảy ra trong bối cảnh toàn cầu bùng nổ các cuộc xung đột lan rộng ra nhiều khu vực trọng điểm; thiên tai diễn ra trầm trọng trên phạm vi lớn, Fed trì hoãn việc hạ lãi suất cơ bản đến hết năm 2024 và/hoặc tiếp tục nâng lãi suất cơ bản; kinh tế Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu ... phục hồi yếu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư toàn cầu. Mức đáy điểm số tháng 11/2022 tại vùng giá 870 sẽ chưa được xét là đáy dài han. thị trường chứng khoán rất có thể cần kiểm định lại vùng giá 870- 800 một lần nữa.
Với dòng tiền trong nước, trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục và không có nhiều các kênh đầu tư thay thế, dự kiến dòng tiền nội sẽ tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán năm 2024.
Dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán cuối năm 2023 xấp xỉ 180 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 47% so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ dư nợ cho vay/Vốn hóa toàn thị trường đã tăng tương ứng từ mức 2,23% lên 2,94%, là mức khá cao trong 3 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, dư địa các công ty chứng khoán cho vay ký quỹ còn rất lớn vì số dư cho vay mới chỉ tương đương 77% vốn chủ sở hữu của ngành, thấp hơn nhiều mức tối đa được phép là 200%. Ngoài ra, lượng cho vay ký quỹ tăng mạnh tại nhiều công ty chứng khoán không tương ứng với tăng trưởng doanh số giao dịch và thị phần, cho thấy có một phần đáng kể dư nợ là cho vay các doanh nghiệp cho mục đích tài chính, kinh doanh, không phải cho vay nhà đầu tư cá nhân để giao dịch chứng khoán. Do đó, có thể thấy rủi ro bán giải chấp không tăng cao tương ứng với Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn hóa.
Về chiến lược đầu tư, với dự báo Kịch bản 1, thị trường tích cực trong năm 2024 với xu hướng tăng chủ đạo, nhưng vẫn tiềm ẩn những pha điều chỉnh nhanh và bất ngờ, chúng tôi đề xuất chiến lược Giao dịch năng động với nhà đầu tư cá nhân.
Theo đó, nhà đầu tư nên giải ngân tại các vùng hỗ trợ trung hạn của VN-Index tại 1.130 và 1.080 điểm trong những nhịp điều chỉnh của thị trường và hạ tỷ trọng ở các ngưỡng kháng cự mạnh của Kịch bản 1 ở 1.255 và 1.320-1.340-1.358 điểm.
Nhận định chứng khoán phiên 30/1: Chờ thanh khoản trở lại để xác định xu hướng rõ ràng Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên đầu tuần tăng so với phiên 26/01 nhưng không quá đáng kể, cho thấy dòng tiền vẫn còn ... |
Thị trường chứng khoán ngày 30/1/2024: Thông tin trước giờ mở cửa Bộ 3 trụ cột đồng loạt điều chỉnh, VN-Index "nhẹ xanh"; NEM giải trình việc giá cổ phiếu tăng trần 11 phiên liên tiếp; Hai ... |
ABS Research: Dòng tiền nội sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán 2024 Trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục và không có nhiều các kênh đầu tư thay thế, ABS dự kiến dòng tiền nội sẽ ... |
Lưu Lâm