Công ty CP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC) vừa báo cáo đã mua thành công hơn 1,24 triệu cổ phiếu của Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH). Sau giao dịch, Viconship nâng sở hữu tại HAH lên xấp xỉ 7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,63%. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 19/4.
Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, Viconship đã mua vào hơn 2,15 triệu cổ phiếu HAH để nâng sở hữu từ 3.128.000 cổ phiếu (2,96% vốn điều lệ), lên 5.278.500 cổ phiếu (5% vốn điều lệ), qua đó, chính thức trở thành cổ đông lớn của HAH.
Chốt phiên giao dịch 19/4, cổ phiếu HAH dừng ở mức 38.050 đồng/cổ phiếu, ước tính Viconship đã chi khoảng hơn 47 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ trên.
Về phía Container Việt Nam, doanh nghiệp này dự kiến sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào ngày 29/4. Trong năm nay, Container Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,5% và 20,8% so với thực hiện năm 2023. Cổ tức năm 2023 dự kiến 7,5% bằng cổ phiếu.
Viconship nâng sở hữu tại HAH lên xấp xỉ 7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,63%. Ngày giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu là ngày 19/4 |
Đáng chú ý, Container Việt Nam dự kiến sẽ trình cổ đông xem xét kế hoạch nhận chuyển nhượng vốn góp từ các thành viên góp vốn của Công ty TNHH Cảng Nam Hải - Đình Vũ để nâng tỷ lệ sở hữu tại Cảng Nam Hải - Đình Vũ lên tới 100%.
Nếu kế hoạch M&A trên được thực hiện thành công, Cảng Nam Hải - Đình Vũ sẽ chuyển từ công ty liên kết thành công ty con của Container Việt Nam. Đồng thời, Container Việt Nam sẽ trở thành doanh nghiệp cảng biển lớn nhất Hải Phòng, với công suất khoảng 2,6 triệu TEU (tăng 36% so với năm 2022) và chiếm 30% thị phần khu vực.
Như vậy, có thể thấy động thái gia tăng tỷ lệ chi phối tại Xếp dỡ Hải An của Container Việt Nam là nhằm củng cố hệ sinh thái, tăng cường năng lực khai thác tại cụm cảng Hải Phòng.
Xếp dỡ Hải An hiện có 12 tàu chở container, chiếm khoảng 40% tổng sức chở của đội tàu container cả nước và có định hướng tập trung khai thác các tuyến Nội Á. Đồng thời, doanh nghiệp này còn đang sở hữu Cảng Hải An nằm trên Sông Cấm, một trong những cảng nước sâu của Hải Phòng, có chiều dài cầu tàu 150 m với công suất thiết kế 250.000 TEU/năm.
Cảng Hải An chủ yếu phục vụ cho chính đội tàu của công ty và các đối tác của Xếp dỡ Hải An. Sau khi cầu Bạch Đằng được xây dựng, cảng Hải An đã mất nhiều đối tác, nhưng sản lượng khai thác qua cảng vẫn liên tục vượt công suất thiết kế những năm gần đây.
Mới đây, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) đã công bố Nghị quyết thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với tổng doanh thu hơn 3.502 tỷ đồng, tăng 32% so với thực hiện cùng kỳ. Trong đó sản lượng từ khai thác tàu dự kiến tăng 60% lên 702.000 TEUS, còn sản lượng cảng và depot mục tiêu tăng nhẹ 8 - 13% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 344 tỷ đồng, giảm xấp xỉ 11%.
Kế hoạch này dự kiến sẽ trình lên Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến diễn ra từ cuối tháng 4 - đầu tháng 5/2024 tại trụ sở công ty ở quận Hải An, TP Hải Phòng. Ngày đăng ký cuối cùng tham dự họp là 20/3.
Hiện Hải An là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành vận tải biển tại Việt Nam với chuỗi giá trị vận tải biển khép kín gồm vận tải, cảng, kho bãi và các dịch vụ đi kèm.
Trong thông cáo mới phát đi, Hải An đặt mục tiêu xây dựng đội tàu mạnh nhằm tăng năng lực vận tải nội địa và mở các tuyến vận tải nội Á. Riêng trong năm 2024, Hải An dự kiến sẽ tăng 45% tổng công suất so với hiện tại, mở ra cơ hội kết nối với các tuyến nội địa mới trong nước và nước ngoài. Theo kế hoạch, công ty sẽ nhận thêm 3 tàu đóng mới trong năm 2024, sau khi vừa tiếp nhận tàu HAIAN ALFA vào tháng 12/2023.
Đối với các con tàu container đóng mới sẽ nhận bàn giao trong năm 2024, doanh nghiệp thông tin con tàu thứ 2, ban lãnh đạo công ty vẫn đang tiếp tục làm việc, thương thảo với các đối tác tiềm năng để phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ. Với các con tàu còn lại, công ty sẽ ưu tiên phương án làm việc với các ngân hàng.
Về các doanh nghiệp khai thác cảng, depot và logistics, Hải An phấn đấu đạt lợi nhuận cao hơn năm 2023 để hỗ trợ cho đội tàu. Công ty dự kiến tiếp tục mua các tàu thích hợp khi có cơ hội để tăng năng lực, chất lượng cho đội tàu đồng thời tích cực tìm kiếm và đầu tư vào các dự án hạ tầng nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng. Công ty phấn đấu đến năm 2025 tăng sản lượng vận tải nước ngoài lên 30% - 40% tổng sản lượng vận tải hàng năm của đội tàu, trích báo cáo thường niên 2023 của doanh nghiệp.
Hải An đánh giá nhìn chung, thị trường vận tải biển nói chung và vận tải container nói riêng trong năm 2024 so với năm 2023 sẽ có xu hướng ổn định và tăng nhẹ về giá cước vận tải cũng như giá thuê tàu, tuy nhiên sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Doanh nghiệp này dự báo nguồn cung đội tàu sẽ tăng đáng kể trong năm 2024 do số lượng tàu giao mới dự kiến sẽ chiếm 10,4% tổng nguồn cung đội tàu với tổng cộng 2,95 triệu TEU, cao nhất kể từ năm 2010. Theo Clarkson, nguồn cung dự kiến sẽ vượt 3,1% nhu cầu trong năm 2024.
Viconship tiến gần tham vọng trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất Hải Phòng Viconship chính thức tiếp quản Cảng Nam Hải Đình Vũ kể từ 31/5/2023 sau khi nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty CP Gemadept... |
Viconship tăng nợ vay để mua Cảng Nam Hải Đình Vũ và thực hiện thương vụ đầu tư khác Gánh nặng chi phí lãi vay khiến lợi nhuận Viconship về mức thấp nhất từ 2009 đến nay. Doanh nghiệp tăng nợ vay để mua ... |
Viconship (VSC) muốn gia hạn thời gian chào bán cổ phiếu thêm 30 ngày Trước đó, ngày 18/1/2024, Viconship đã chốt danh sách cổ đông để chào bán cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 1:1, cổ đông ... |
Tiểu Vy