Cảnh báo: Phát hiện 71.998 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin của các cơ quan, tổ chức Mỗi giây có khoảng gần 1.000 cuộc tấn công mạng, làm gì để bảo vệ an toàn thông tin? |
Theo đó, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 12 với 33 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt đáng chú ý vào các lỗ hổng an toàn thông tin có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng sau:
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-36019 trong Microsoft Power Platform Connector cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công giả mạo, dẫn tới thực thi mã từ xa ở phía người dùng.
Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 12 với 33 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình |
02 lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35630, CVE-2023-35641 trong Internet Connection Sharing (ICS) cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35628 trong Windows MSHTML Platform cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.
Lỗ hổng an toàn thông tin CVE-2023-35636 trong Microsoft Outlook làm lộ lọt NTML hash, cho phép đối tượng tấn công thực hiện leo thang đặc quyền.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các đơn vị, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các đơn vị chỉ đạo bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin thực hiện: Kiểm tra, rà soát, xác định máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công.
Tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo 2 của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong trường hợp cần thiết có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Phòng Chính phủ số, điện thoại: 0912908435 (anh Hoàng) hoặc 0917683638 (anh Trình).
Đỗ Nga