Theo báo cáo chiến lược tháng 8 mới đây của SSI Research, hầu hết các thị trường chứng khoán thế giới không thay đổi điểm số đáng kể trong tháng 7. Riêng thị trường chứng khoán Mỹ cũng tương tự, nhưng có tín hiệu dòng tiền đảo dòng. S&P 500 +1,1% và Nasdaq -0,8% đóng cửa gần như đi ngang; còn DJIA +4,4% và Russell 2000 +10,1% lại tăng vượt trội.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cân bằng sau biến động trong tháng 7. Biến động diễn ra khi VNIndex thử thách lại vùng đỉnh cũ và lo ngại dư nợ cho vay ký quỹ ở mức cao. Bù lại, nền tảng của thị trường chứng khoán vẫn được nâng đỡ tích cực bởi dữ liệu tăng trưởng GDP và kết quả kinh doanh các DNNY tốt hơn kỳ vọng trong Q2.2024.
Số liệu vĩ mô Tháng 7 của Việt Nam tiếp tục xu hướng hồi phục luân phiên ở các động lực tăng trưởng. Áp lực lên lạm phát trong ngắn hạn vẫn còn khá lớn. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động đã ổn định hơn và tỷ giá hạ nhiệt. Trọng tâm chính sách đang hướng vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng trưởng lợi nhuận thị trường có dấu hiệu tích cực hơn trong quý 2/2024 và dự kiến sẽ mở rộng thêm các nhóm ngành trong nửa cuối 2024, trong đó có các ngành nổi bật như bán lẻ, tiêu dùng, xuất khẩu.
So với quý 1, sự mở rộng tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố hỗ trợ tốt cho thị trường chứng khoán nhờ dòng tiền xoay vòng giữa các nhóm ngành và số lượng mã trụ cột dẫn dắt cho thị trường tăng lên, giống như diễn biến trong tháng 7.
Bước sang tháng 8, thị trường biến động mạnh hơn trong những phiên đầu tháng 8 khi xuất hiện các biến số rủi ro mới như lo ngại kinh tế Mỹ suy thoái khi các dữ liệu về sản xuất và thị trường lao động được công bố suy yếu; NHTW Nhật (BOJ) quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 0,1% lên 0,25%, tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán nước này. Các tài sản rủi ro, trong đó có cổ phiếu bị bán mạnh ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguồn: SSI Research |
Với thị trường chứng khoán Việt Nam, một số chuyển biến về nền tảng cơ bản theo hướng tích cực có thể đã bị bỏ qua do yếu tố tâm lý chi phối như rủi ro tỷ giá giảm dần khi đồng USD quay lại suy yếu và xu hướng phục hồi LN theo quý vẫn tốt và định giá thị trường ở mức 11,27 lần trên P/E ước tính một năm sẽ về mức hấp dẫn hơn khi giá tiếp tục điều chỉnh.
Trong danh sách “SSI Coverage”, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều đang có định giá ước tính 1 năm thấp hơn so với bình quân 5 năm như nhóm Tiêu dùng, nhóm Tài chính, Nhóm công nghiệp, nhóm Bất động sản. Riêng nhóm Công nghệ thông tin có định giá mở rộng trong thời gian gần đây, nhưng vẫn được hỗ trợ tốt bởi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bền vững và bảng cân đối lành mạnh.
Nếu tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì tích cực trong giai đoạn cuối năm sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng tiếp theo của DNNY, là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán về dài hạn. Tuy nhiên, tín hiệu suy thoái ở các nền kinh tế lớn sẽ là yếu tố rủi ro cần được theo dõi sát bởi sẽ đây cũng sẽ là yếu tố rủi cho quá trình phục hồi của Việt Nam.
Chỉ trong 3 phiên đầu tháng 8, VN-Index đã mất 63,44 điểm, tương ứng mức giảm 5% chỉ trong 3 phiên và giảm 8,4% từ đỉnh ngắn hạn vào ngày 10/7 (VN-Index đạt mốc cao nhất 1.298 điểm). Chỉ số đóng cửa phiên ngày 5/8 tại mốc 1.188 điểm.
Nguồn: SSI Research |
Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX đang ở vùng trung tính yếu trên biểu đồ trung hạn. Tuy nhiên, sức mạnh kỹ thuật của ADX ở mức yếu, cho thấy nhịp giảm điểm điều chỉnh trong tháng 8 dù gây ra áp lực lớn nhưng nhanh chóng lấy lại cân bằng.
Theo ước tính của SSI Research, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều đang có định giá ước tính 1 năm thấp hơn so với bình quân 5 năm. Về mặt kỹ thuật, vùng hỗ trợ trung hạn 1.145 - 1.155 điểm cho VN-Index được kỳ vọng có thể tạo sự cân bằng. Dù vậy, đà phục hồi mạnh chưa được đánh giá cao và vùng 1.260 điểm có thể là vùng cản trong quá trình phục hồi của VN-Index.
Nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội ở các ngành/cổ phiếu còn dư địa mở rộng định giá và có các yếu tố hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm (hàng tiêu dùng, cảng - vận tải biển). Biến động thái quá do yếu tố tâm lý cũng sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhóm cổ phiếu có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt ổn định, cũng như các nhóm cổ phiếu có bảng cân đối mạnh. Đi kèm là biến số rủi ro mới với biến động khó lường, SSI khuyến nghị chiến lược “Tích lũy từng phần khi giá giảm sâu” cho giai đoạn hiện tại.
Ba yếu tố then chốt dẫn dắt đà tăng của VN-Index những tháng cuối năm Chứng khoán Vietcap (VCI) chỉ ra ba yếu tố hỗ trợ tăng của VN-Index trong nửa cuối 2024 gồm, nền kinh tế tiếp tục phục ... |
Việc VN-Index nhúng xuống dưới 1.200 điểm đã được tiên tri từ trước? Chứng khoán Việt khởi đầu tuần mới bằng một phiên giao dịch tiêu cực, VN-Index mất tới gần 50 điểm, chính thức mất mốc 1.200, ... |
Giám đốc Khối phân tích VNDIRECT: Phiên bán tháo mạnh đã tạo ra cơ hội mua vào tốt cho nhà đầu tư Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua phiên bán tháo khiến VN-Index mất gần 50 điểm. Tâm lý thị trường khá tiêu cực ... |
Anh Vũ