Theo báo cáo hoạt động tháng 2, Pyn Elite Fund chỉ ra VN-Index tăng 7,6% nhờ sự dẫn dắt của cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, hiệu suất đầu tư của quỹ ngoại chỉ đạt 5,2% do đà tăng cổ phiếu STB của Sacombank chững lại và đồng VND mất giá 1% so với USD. Như vậy, sau tháng đầu năm áp đảo, quỹ đã không thể nối dài mạch chiến thắng thị trường.
Tuy nhiên, tính chung hai tháng đầu năm, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund lên đến 12,44%, cao hơn mức tăng 10,9% của VN-Index cùng thời kỳ. Đây là thành tích đáng ghi nhận với quỹ ngoại đến từ Phần Lan sau một năm 2023 chật vật mới về bờ vào phút chót.
Báo cáo hiệu suất đầu tư PYN ELITE FUND. |
Trong tháng 2, các mã tăng mạnh nhất trong danh mục của Pyn Elite Fund là VHC (19%), FPT (13,9%), CTG (12,5%). Ngược lại, các cổ phiếu giảm mạnh nhất là MIG, DXS, SHS nhưng mức giảm không lớn, chỉ từ 1% đến 3%. DNSE được nhấn mạnh là khoản đầu tư đáng chú ý của quỹ, tuy nhiên, công ty chứng khoán này mới chỉ IPO, chưa lên sàn chứng khoán.
Ngoài ra, trong động thái mới nhất, quỹ ngoại này đã đa dạng hóa danh mục khi mua 2 cổ phiếu ASM và AAA. Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Pyn Elite Fund đã mua hơn 2,31 triệu cổ phiếu ASM của CTCP Tập đoàn Sao Mai. Sau giao dịch, sở hữu của quỹ đến từ Phần Lan tăng từ 23,54 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,99%) lên 25,85 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,68%).
Trong phiên diễn ra giao dịch (29/2), cổ phiếu ASM ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng Pyn Elite Fund đã mua với tổng giá trị gần 26,1 tỷ đồng (giá giao dịch bình quân 11.300 đồng/cp). Như vậy, sau khi trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Sao Mai vào giữa tháng 1 vừa qua, đến nay Pyn Elite Fund đã mua ròng thêm tổng cộng gần 9 triệu cổ phiếu ASM trong vòng một tháng rưỡi, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 5,02% lên 7,68% ở hiện tại.
Cũng trong phiên 29/2, Pyn Elite Fund đã mua 3,75 triệu cổ phiếu AAA của CTCP Nhựa An Phát Xanh, nâng sở hữu từ 16,44 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,3%) lên 20,19 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,28%) và trở thành cổ đông lớn của công ty. Tương tự ASM, cổ phiếu AAA cũng ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng Pyn Elite Fund đã mua với tổng giá trị giao dịch gần 41,9 tỷ đồng (giá giao dịch bình quân 11.170 đồng/cp).
Nhận định về tình hình vĩ mô, Pyn Elite Fund dự báo hoạt động sản xuất sẽ tăng cường khi số lượng đơn đặt hàng tăng và hàng tồn kho giảm. Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp tăng 5,9% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp so với xuất khẩu. PMI tăng từ mức 50,3 trong tháng 1 lên 50,4 trong tháng 2 nhờ sản lượng và đơn đặt hàng cao hơn.
Tăng trưởng doanh số bán lẻ tăng nhẹ lên 8,5% trong tháng 2 (tăng 8,1% trong tháng 1). Pyn Elite dự báo tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2024 khi thị trường lao động được cải thiện cùng với sự phục hồi của xuất khẩu.
Về thị trường chứng khoán, cuối tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các cơ quan, tổ chức chủ chốt gồm Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Thế giới, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư. Tại sự kiện này Thủ tướng nhấn mạnh việc theo đuổi nâng hạng thị trường mới nổi vào năm 2025 và đặt ra thời hạn cho các cột mốc quan trọng như hệ thống giao dịch KRX mới và giải pháp không cấp vốn trướ.
Trong thư gửi nhà đầu tư cuối tháng 2, ông Petri Deryng, Giám đốc Pyn Elite Fund, nhận định thị trường tiền tệ, thanh khoản ngân hàng ổn định và lãi suất đã điều tiết trở lại mức hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% vào năm 2024.
Đặc biệt, người đứng đầu Pyn Elite Fund đặt niềm tin lớn vào nhóm ngành ngân hàng với kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng trưởng đáng kể. "Cổ phiếu nói chung, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu ngân hàng, vẫn ở mức định giá quá thấp trong vài năm qua. Tiềm năng tăng giá rất lớn khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc với chu kỳ thị trường tiền tệ thuận lợi", ông Petri Deryng nhấn mạnh.
Hiện tại,tính hết phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp áp lực điều chỉnh khi giảm gần 1%. Cụ thể, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,95%, qua đó lui về mốc 1.235 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số tương đối cao khi đạt trên 23,8 nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong phiên hôm nay, áp lực bán tiếp tục gia tăng tại nhóm ngân hàng. Tại nhóm VN30, VCB, MBB, VPB, BID, là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm của thị trường. Ngoài ra, LPB và PGB cũng đồng loạt giảm trên 3% với thanh khoảng vượt mức trung bình 20 phiên.
Thị trường chứng khoán phát tín hiệu hồi phục, nhóm midcap tiếp tục dẫn sóng Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu hồi phục với điểm nhấn là nhóm midcap. |
Chuyên gia nói về chiến lược "ôm" cổ phiếu để nhận cổ tức và dự đại hội cổ đông Tính đến thời điểm hiện tại, hàng loạt công ty niêm yết đã thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền, chốt danh sách để ... |
NHNN chào bán tín phiếu sau 4 tháng tạm ngưng, VN-Index bất ngờ đảo chiều Trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán chứng kiến sự đảo chiều bất ngờ, nguyên nhân chủ yếu do áp lực bán ... |
Minh Hiếu