Cụ thể, ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch HĐQT Đầu tư Tài sản KOJI đã mua thành công 60.000 cổ phiếu trong tổng số 3 triệu cổ phiếu đăng ký (tỷ lệ thành công 2%) với giá trị 600 triệu.
Trước khi thực hiện giao dịch, ông Nguyễn Khánh Toàn không sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Đầu tư Tài sản KOJI. Sau giao dịch, ông Toàn trở thành cổ đông mới của công ty với tỷ lệ sở hữu 0,99% (60.000 cổ phiếu).
KOJI cho biết, lý do không hoàn tất giao dịch kể trên là vì chưa khớp mua với giá dự kiến giao dịch. Chiếu theo mức giá trung bình của KPF giai đoạn 26/09-25/10 là 5.150 đồng/cp, ước tính ông Toàn đã chi hơn 300 triệu đồng để mua lượng cổ phiếu KPF trên.
Trước đó, Đầu tư Tài sản KOJI đã đưa ra thông báo về việc ông Tạ Sơn Tùng và ông Nguyễn Như Khánh lần lượt mua 6 triệu và 6,1 triệu cổ phiếu KPF, qua đó trở thành cổ đông lớn của công ty vào ngày 8/9 với tỉ lệ sở hữu 9,96% và 9,93% vốn.
Cùng ngày, công ty cũng thông báo về bà Lê Thị Như Thanh không còn là cổ đông lớn khi bà Thanh đã bán ra gần 6,1 triệu cổ phiếu KPF đang nắm giữ, tương đương 9,96% vốn điều lệ. Đồng thời, ông Nguyễn Quang Huy, Thành viên HĐQT cũng bán ra toàn bộ hơn 6 triệu cổ phiếu KPF đang nắm giữ, tỉ lệ 9,93%.
Động thái mua vào, bán ra của các cổ đông lớn Đầu tư Tài sản KOJI diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu KPF lao dốc không phanh kể từ mức giá đỉnh 22.600 đồng/cp (phiên 30/8/2022). Trong phiên sáng 30/10, thị giá KPF đang giao dịch quanh mức 5.080 đồng/cp, “bốc hơi” khoảng 77% so với đỉnh nói trên.
Về kết quả kinh doanh, quý 3/2023, KPF tiếp tục ghi nhận quý thứ 2 liên tiếp không phát sinh doanh thu. Lãi sau thuế chỉ đạt 5 tỷ đồng (chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính), giảm 81% so với cùng kỳ. Công ty cho biết lợi nhuận giảm chủ yếu do KPG không còn ghi nhận doanh thu chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm như cùng kỳ và trong quý 3/2023, Công ty còn phải trích lập dự phòng rủi ro khoản đầu tư vốn vào công ty liên kết.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm Đầu tư Tài sản KOJI chỉ ghi nhận doanh thu thuần 1 tỷ đồng. Trong khi, doanh thu hoạt động tài chính đem về 33,2 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm là 23,6 tỷ đồng, giảm 67,8% so với cùng kỳ.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của công ty đạt gần 832 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Sự gia tăng chủ yếu do khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết với 344 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với đầu năm, tương ứng tăng 139%. Đây là giá trị đầu tư vào Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Châu Việt thông qua việc nhận chuyển nhượng 20 triệu cổ phần Châu Việt (tỷ lệ 50%) từ bà Vũ Thị Kim Thanh, chị gái ông Vũ Ngọc Hoàng - cựu Chủ tịch HĐQT KPF.
Nợ phải trả tại cuối tháng 9/2023 của công ty hơn 16 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Chiếm hơn 95% tỷ trọng là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Công ty hiện không có vay nợ tài chính.
Đầu tư tài sản Koji (KPF) bị cưỡng chế thuế hơn 10 tỷ đồng Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (KPF) thông báo vừa nhận được 12 quyết định cưỡng chế thuế của Cục Thuế TP. HCM ... |
Biến động cổ đông lớn tại Đầu tư tài sản Koji (KPF) Sau khi mua lượng lớn cổ phiếu KPF, ông Nguyễn Như Khánh và ông Tạ Sơn Tùng đã chính thức trở thành cổ đông lớn ... |
Chủ tịch Đầu tư tài sản Koji (KPF) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu Ông Nguyễn Khánh Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) thông báo giao dịch cổ phiếu của người ... |
Khánh Vân