Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 6,33 nghìn tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2021 và vượt 20% kế hoạch năm qua.
Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản đạt gần 592 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2021. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 13,1% đạt hơn 438,6 nghìn đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 6,4% đạt 454,74 nghìn tỷ đồng. Số dư nợ xấu của ngân hàng giảm 24,9% còn 4,299 nghìn tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,47% về 0,98%.
Agriseco Research kỳ vọng STB tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm 2023 nhờ giảm trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. |
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cho rằng, Sacombank là một trong những ngân hàng có mạng lưới và quy mô hàng đầu trong các Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân Việt Nam. Với kết quả kinh doanh năm 2022 tăng trưởng trên 40%, năm 2023 STB tiếp tục được đánh giá là cơ hội đầu tư hấp dẫn nhờ những luận điểm sau:
Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận đột biến trong năm 2023 nhờ giảm trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. Trong năm 2022, số dư ròng trái phiếu VAMC của STB giảm từ 17,7 nghìn tỷ đồng còn 6,9 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, toàn bộ 5,7 nghìn tỷ đồng khoản lãi dự thu khó đòi đã được xử lý. Như vậy trong năm 2023, STB sẽ giảm chi phí so với năm 2022 gần 10 nghìn tỷ đồng (gấp rưỡi lợi nhuận trước thuế năm 2022).
Trong trường hợp các tài sản đảm bảo cho các khoản trái phiếu VAMC được thu hồi đầy đủ, STB sẽ có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng, đồng thời sẽ bổ sung đáng kể nguồn vốn cho ngân hàng. Một số khoản nợ lớn đã bán cho VAMC có khả năng thu hồi cao có thể kể tới: khoản nợ của một cá nhân với dư nợ gốc 10 nghìn tỷ đồng, được đảm bảo bằng 32,5% cổ phần STB có giá thị trường hiện tại khoảng 15,3 nghìn tỷ đồng; khoản nợ liên quan KCN Phong Phú dư nợ gốc 5,1 nghìn tỷ đồng, giá bán tài sản đảm bảo trong lần đấu giá gần nhất là 7,9 nghìn tỷ đồng, khoản nợ liên quán đến KCN Đức Hòa III,…
Mặt bằng giá cổ phiếu đã giảm 30% so với đỉnh (đầu năm 2022), định giá cổ phiếu STB hiện ở mức P/B 1,22 lần, tương đương với trung bình ngành. Với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt, Agriseco Research cho rằng mức định giá hiện tại của STB vẫn khá hấp dẫn.
Bên cạnh đó, Agriseco Research cũng đưa ra một số rủi ro STB gồm có, rủi ro thấp về cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Tại thời điểm 31/12/2022, tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản thấp khoảng 2% (trung bình ngành khoảng 6,6%), số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của STB bằng 0. Điều này giúp rủi ro của STB đối với thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp thấp đáng kể.
Nợ nhóm 2 và các khoản phải thu thời điểm 31/12/2022 tăng mạnh so với đầu năm 2022 (lần lượt tăng 241% và 32%) tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu và tài sản có vấn đề cho STB.
Agriseco Research kỳ vọng năm 2023, STB sẽ ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh nhờ giảm chi phí trích lập dự phòng các khoản tồn đọng. Đồng thời, việc sắp hoàn thành đề án tái cơ cấu sẽ mở ra nhiều triển vọng đối với STB như: tập trung nguồn lực cho hoạt động cốt lõi, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, phát hành cổ phiếu tăng vốn,…
Về kỹ thuật, giá cổ phiếu cũng đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Agriseco Research khuyến nghị MUA cổ phiếu STB với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp (upside 20%), cắt lỗ khi giá giảm xuống dưới vùng 22.000 đồng/cp
Cổ phiếu STB đang vận động gần vùng kháng cự 24.000-26.000 đồng/cp và các chỉ tiêu như RSI và MACD đang ở mức trung tính. Với việc phản ứng giao dịch tại quanh vùng Fibonacci 38,2%; 50% và 61,8% hiện tại tương đối mạnh (với khối lượng ở mức trung bình – cao so với nhịp phục hồi trước đó), nhà đầu tư có thể giải ngân từng phần ở các vùng Fibonacci kể trên: Mua vào ở quanh vùng 23.000 đồng/cp, tăng tỷ trọng khi giá vượt 25.000 đồng/cp.
Trong trường hợp động lượng mua mạnh xuất hiện tại vùng giá 28.000 đồng/cp, nhà đầu tư có thể chờ chốt vị thế quanh ngưỡng 30.000 đồng/cp, ngược lại nếu động lượng mua yếu, nhà đầu tư có thể chốt vị thế tại vùng 27.000-28.000 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu STB. Nguồn: TradingView |
Còn theo Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSC, công ty chứng khoán này nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của STB thêm 28,6% lên 10,2 nghìn tỷ đồng (+101,5% so với cùng kỳ) do thu nhập từ lãi (NII) tăng 13,4% sau khi điều chỉnh tăng giả định NIM thêm 58 điểm cơ bản. Tăng 4,4% thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm cả lãi từ giao dịch ngoại hối) và chi phí HĐKD (OPEX) giảm 6,3%.
Những yếu tố này được bù đắp một phần bởi chi phí dự phòng tăng 14,9%. VCSC giả định STB sẽ không trích lập thêm chi phí dự phòng cho VAMC trong năm 2023.
Bên cạnh đó, VCSC tăng dự phóng lợi nhuận sau thuế của STB giai đoạn 2024-2027 thêm 28,4% chủ yếu do tổng NII tăng 14,3% sau khi điều chỉnh tăng giả định NIM trung bình từ 3,59% lên 4,13%. Chi phí dự phòng giảm 19,9% chủ yếu do STB đã trích lập nhiều hơn trong năm 2022 cho các khoản nợ VAMC có tài sản đảm bảo lớn.
VCSC tin rằng, Sacombank đã trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản nợ VAMC liên quan đến quỹ đất Phong Phú. Ngoài ra, STB đã trích dự phòng một phần cho các khoản nợ VAMC được đảm bảo bằng 32,5% cổ phần của STB. Số dư VAMC ròng vào cuối năm 2022 chỉ là 7 nghìn tỷ đồng so với 17,7 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021.
Giả định rằng, STB có thể bán các khoản nợ liên quan đến Phong Phú vào năm 2023 và 32,5% cổ phần được thế chấp làm TSĐB tại VAMC vào năm 2024, thì STB sẽ không cần trích lập thêm chi phí dự phòng cho VAMC vào năm 2023.
Ngân hàng cũng có thể hoàn nhập 5 nghìn tỷ đồng chi phí dự phòng cho VAMC trong năm 2024, theo ước tính của VCSC, đây là nguyên nhân chính khiến VCSC dự báo chi phí dự phòng sẽ giảm lần lượt là 31,8% so với cùng kỳ và 63,6% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2023 và 2024.
Theo VCSC, lợi nhuận sau thuế của STB có thể tăng gấp đôi so với cùng kỳ vào năm 2023. Dự báo của VCSC về tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2023 dựa trên dự báo NII tăng 39,7% so với cùng kỳ khi NIM tăng 71 điểm cơ bản so với cùng kỳ do không phải hoàn nhập lãi dự thu cùng với giả định tăng trưởng tín dụng 13,0%.
Và dự báo chi phí dự phòng giảm 31,8% so với cùng kỳ - mặc dù dự báo tỷ lệ nợ xấu tăng 32 điểm cơ bản so với cùng kỳ với tỷ lệ xử lý nợ/khoản vay gộp là 0,5% -do kỳ vọng gánh nặng ghi nhận chi phí dự phòng cho VAMC sẽ giảm bớt. Ngoài ra, STB đã ghi nhận đợt đầu tiên của khoản phí ứng trước bổ sung từ hợp đồng bancassurance với Dai-ichi Life vào năm 2022 và ghi nhận đợt cuối cùng vào năm 2023.
Lợi nhuận các nhóm ngành được dự báo ra sao trong quý I/2023? Thị trường chứng khoán đã trải qua năm 2022 nhiều biến động với áp lực từ cả trong nước và quốc tế. Kết thúc năm ... |
SSI Research nói gì về kế hoạch lợi nhuận của Hóa chất Đức Giang (DGC) trong năm 2023? SSI Research cho rằng lợi nhuận của DGC sẽ tiếp tục giảm trong các quý tới, khi giá phốt pho vàng dự kiến sẽ tiếp ... |
LienVietPostBank (LPB): Giá trị hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank hiện đang giao dịch ở mức P/B năm 2023 chỉ 0,9 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ... |
Đức Anh