Hiệu quả đầu tư từ phép so sánh trên cho thấy, việc xã hội hóa, huy động nguồn lực tư nhân tham gia làm hạ tầng giao thông quy mô lớn như sân bay, tàu điện, cao tốc, cảng biển… là xu thế tất yếu. Đây cũng là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt “không gian vũ trụ” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính.
Tư nhân làm sân bay “thần tốc”
Theo Bộ GT-VT, dự án đầu tư xây dựng Nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nhằm giảm tải cho nhà ga T1 dự kiến thi công 24 tháng, tính từ ngày bàn giao đủ mặt bằng và khởi công. Dự án bắt đầu triển khai từ tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành ngày 15/6/2025. Nhưng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rút ngắn tiến độ, hoàn thành trước 30/4/2025.
Trước đó, Nhà ga T2 - Cảng HKQT Nội Bài được khởi công ngày 4/12/2011. Dự án có mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Sau gần 3 năm triển khai, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2015, nhưng hiện đang rơi vào tình trạng quá tải khi sản lượng hành khách năm 2019 đã đạt 11,4 triệu, vượt công suất thiết kế ban đầu (10 triệu hành khách).
Tư nhân có thể đảm đương dự án khó, làm nhanh, hiệu quả và tính thẩm mỹ cao Ảnh minh họa: sân bay Vân Đồn |
Trong khi, sân bay quốc tế Vân Đồn – sân bay đầu tiên do DN tư nhân triển khai tại Việt Nam, thi công "thần tốc" chỉ trong chưa đầy 2 năm (từ 2016 - 2018). Thời điểm khánh thành, Sân bay Vân Đồn có khả năng đón các tàu bay loại lớn như B777, B747, A350, điều mà chỉ những sân bay quốc tế lớn như Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài, Cần Thơ mới đáp ứng được.
So với 21 sân bay trước đó ở Việt Nam do Nhà nước đầu tư, Vân Đồn là trường hợp đặc biệt. Chủ đầu tư Sun Group đồng thời là đơn vị vận hành, khai thác sân bay này, thay vì Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý. Sân bay Vân Đồn mở ra kỳ tích mới tại Việt Nam, khi DN tư nhân có thể đảm đương tốt những lĩnh vực khó tưởng chừng chỉ có thể giao cho DN Nhà nước.
Nhìn ra thế giới, từ những năm 1980, làn sóng tư nhân hóa sân bay đã “quét” qua châu Mỹ, châu Âu. Ở châu Á, làn sóng này đến muộn hơn nhưng Trung Quốc đã bắt kịp xu hướng bằng việc tư nhân hóa sân bay quốc tế Bắc Kinh. Thái Lan cũng giao việc đầu tư sân bay Koh Samui, Sukhothai, Trad cho Hãng hàng không Bangkok Airways. Campuchia nhượng quyền khai thác 3 sân bay lớn nhất tại Phnom Penh, Siem Reap và Sihanoukville cho Tập đoàn ADP-M (Pháp). Hoa Kỳ - một quốc gia 345 triệu dân (quy mô dân số gấp hơn 3 lần Việt Nam) lại có tới hơn 19.600 sân bay. Trong số này, gần 5.100 là sân bay công cộng, và hơn 14.500 sân bay tư nhân.
Giao DN tư nhân làm sân bay: Lợi đủ đường
Theo các chuyên gia, việc tư nhân tham gia đầu tư, vận hành sân bay đem lại nhiều lợi ích cho các bên gồm Nhà nước, DN và hành khách sử dụng dịch vụ.
KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, người đã tham dự sự kiện khánh thành bộ 3 công trình giao thông lớn “không – thủy – bộ” của tỉnh Quảng Ninh cuối năm 2018 nhận định: Tư nhân đã làm được những dự án rất khó, làm nhanh, hiệu quả và tính thẩm mỹ rất cao. Bộ 3 dự án hạ tầng lớn của Quảng Ninh có quy hoạch tốt, đạt chất lượng cao và mang tính động lực lớn.
Sân bay Gia Bình khi hoàn thành có thể đón các loại máy bay lớn nhất thế giới |
“Việc đầu tư các sân bay mới thường mất rất nhiều năm. Các dự án đầu tư hạ tầng hàng không mới từ sau năm 1975 của nước ta còn rất hạn chế. Điểm sáng nhất trong đó là Sân bay quốc tế Vân Đồn ở Quảng Ninh. Thời gian triển khai chỉ 24 tháng cũng là kỷ lục, đòi hỏi đầu tư, quyết tâm lớn, nhất là trên một địa hình phức tạp, toàn đồi núi, sinh lầy”, ông Chính đánh giá.
Việt Nam hiện có 22 sân bay, phục vụ 100 triệu hành khách mỗi năm và sẽ nâng lên 33 cảng hàng không theo quy hoạch, được xác định dùng chung quân sự - dân dụng. Nhiều sân bay cũng đang được đề xuất nghiên cứu đưa vào quy hoạch, như sân bay Măng Đen, Vân Phong… Với địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, việc bổ sung sân bay để kết nối giao thương, vận tải, thúc đẩy kinh tế, du lịch, nâng tầm điểm đến là rất cần thiết. Đặc biệt, sân bay còn đáp ứng yêu cầu quốc phòng an ninh, cứu trợ, cứu hộ trong thiên tai, đại dịch, phục vụ phát triển kinh tế…
Việc huy động tư nhân cùng tham gia, chia sẻ trọng trách này là xu hướng tất yếu. Mới đây, Nhà nước và Bộ Công An cũng đã giao việc triển khai xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh) cho Sun Group. Sân bay Gia Bình đang được xem xét bổ sung vào Quy Hoạch, nâng cấp thành cảng hàng không với quy mô, cấp sân bay cấp 4E; công suất dự kiến từ 3-5 triệu hành khách/năm, phục vụ đón các đoàn ngoại giao quốc tế, vận tải hành khách và hàng hóa với chiều dài đường băng lên tới 4,5km để đón các loại máy bay lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Sun Group cam kết sẽ hoàn thành xây dựng sân bay cả 2 giai đoạn trong 12 tháng. Tại lễ khởi công dự án sân bay Gia Bình tháng 12/2024, Thủ tướng Chính phủ cũng đã tin tưởng yêu cầu triển khai dự án với "3 nhất", gồm: Thời gian nhanh nhất, chất lượng tốt nhất và giá thành rẻ nhất.
Sun Group cam kết sẽ hoàn thành xây dựng sân bay Gia Bình trong 12 tháng |
KTS Trần Ngọc Chính lạc quan, nếu thành công với cam kết về tiến độ trong vòng 12 tháng và đạt chất lượng tốt, dự án này sẽ tiếp tục củng cố niềm tin với năng lực của Sun Group nói riêng và các DN tư nhân Việt Nam nói chung trong đầu tư hạ tầng và các dự án trọng yếu quốc gia. Sau khi hoàn thành, với vị trí chiến lược cách không xa Thủ đô, sân bay Gia Bình có thể chuyên đón các nguyên thủ quốc gia, tương tự như sân bay Orly, Paris (Pháp), hay sân bay Vnukovo, Moscow của Nga.
Theo các chuyên gia, DN tư nhân xây dựng sân bay sẽ giúp tối ưu chi phí, không đội vốn, không tiêu cực, không tham nhũng… Bên cạnh tăng hiệu quả đầu tư, việc giao DN tư nhân xây dựng sân bay còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của khối kinh tế tư nhân nội – một bộ phận có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tất nhiên, để có thể kêu gọi sự chung lưng đấu cật của khối kinh tế tư nhân, Nhà nước cần có thêm những cơ chế chính sách tương xứng, tạo động lực, điều kiện cho DN tư nhân Việt tham gia đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, trong đó có sân bay. Đây cũng là cách để nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông, khai thác mạnh mẽ “không gian vũ trụ” theo chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ.
Nhà phố Kim Tiền – Tâm điểm kết nối của Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam Không chỉ nắm chắc lợi thế kết nối thuận tiện đi muôn nơi của đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam, phân khu ... |
Top 10 Dự án hấp dẫn nhất thị trường BĐS Việt Nam 2024 gọi tên Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam Là một trong những khu đô thị nghỉ dưỡng tiên phong tại khu vực phía Bắc, Sun Urban City Hà Nam đã chính thức ghi ... |
PV