Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận những biến động trái chiều khi các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến lãi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ và chuẩn bị đón nhận loạt báo cáo tài chính từ các doanh nghiệp lớn. Đà giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 phản ánh sự thận trọng của nhà đầu tư trước tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và những lo ngại về lãi suất.
Kết thúc phiên thứ Ba, chỉ số Dow Jones giảm 6,71 điểm, tương đương -0,02% xuống mức 42.924,89 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 2,78 điểm, tương đương -0,05% và đóng cửa ở mức 5.851,20 điểm. Ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,12 điểm, tương đương +0,18% lên 18.573,13 điểm, nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Giữa bối cảnh lãi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất từ tháng 7, các nhà đầu tư chứng khoán đang chịu nhiều áp lực khi đối mặt với một loạt rủi ro. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 kết thúc phiên giảm nhẹ, trong khi Nasdaq khởi sắc nhờ các cổ phiếu công nghệ. |
Trong số các nhóm ngành thuộc S&P 500, gần một nửa ghi nhận mức tăng điểm, dẫn đầu là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu với mức tăng 0,92%. Nhóm ngành công nghệ cũng khởi sắc khi tăng 0,15%, đặc biệt là cổ phiếu Microsoft tăng mạnh 2,08%, kết phiên ở mức 427,51 điểm. Tuy nhiên, cổ phiếu Verizon giảm 5,03% sau khi công ty công bố doanh thu quý 3 thấp hơn dự báo của thị trường.
Cổ phiếu của General Motors tăng vọt 9,81% lên 53,73 điểm sau khi kết quả kinh doanh quý 3 vượt kỳ vọng của giới phân tích. Ngược lại, Lockheed Martin giảm 6,12% sau khi công bố báo cáo tài chính không mấy tích cực. Cổ phiếu của 3M giảm 2,31% xuống còn 131,73 điểm dù công ty này đã nâng dự báo lợi nhuận cả năm.
Ngành công nghiệp chịu áp lực khi chỉ số ngành giảm 1,19% xuống 1.159,22 điểm, một phần do GE Aerospace giảm 9% sau khi công ty này dù nâng dự báo lợi nhuận năm 2024 nhưng vẫn chịu tác động từ các vấn đề chuỗi cung ứng.
Các cổ phiếu trong ngành xây dựng nhà ở, vốn nhạy cảm với lãi suất, giảm mạnh khi chỉ số PHLX Housing Index mất 3,05%. Đáng chú ý, cổ phiếu PulteGroup rớt 7,24% xuống 133,81 điểm mặc dù công ty đạt kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng.
Trong những ngày qua, thị trường chứng khoán đang chịu ảnh hưởng từ biến động của trái phiếu Kho bạc, với lãi suất tăng mạnh. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ có thời điểm đạt mức 4,222%, cao nhất kể từ tháng 7, do nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng về chính sách của Fed. Dù lãi suất đã hạ nhiệt sau đó, nhưng áp lực lên thị trường vẫn còn lớn.
Ông Michael Green - Giám đốc đầu tư tại Simplify Asset Management, nhận định: “Lãi suất tăng trở lại đang tạo ra lo ngại rằng Fed có thể đã mắc sai lầm trong việc điều chỉnh chính sách, khiến nhà đầu tư đẩy mạnh bán tháo trái phiếu trên toàn cầu”.
Thị trường chứng khoán Mỹ có khả năng sẽ còn nhiều biến động trong những tuần tới, khi nhà đầu tư tập trung phân tích các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp, số liệu kinh tế mới, kết quả bầu cử Mỹ và cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed. Theo công cụ FedWatch của CME, xác suất Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 11 đang được dự đoán ở mức 89,6%
Nhận định chứng khoán phiên 23/10: Rủi ro điều chỉnh kéo dài, nhà đầu tư cần thận trọng Thị trường tiếp tục điều chỉnh mạnh, VN-Index giảm gần 10 điểm với thanh khoản tăng. Các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu ... |
Cú sốc lợi suất trái phiếu đẩy Dow Jones và S&P 500 vào phiên giảm mạnh Phiên giao dịch ngày thứ Hai chứng kiến sự điều chỉnh mạnh của Dow Jones và S&P 500. Sự tăng vọt của lợi suất trái ... |
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất 12 tuần Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng mạnh, chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 7/2024. Sự gia ... |
Đặng Hoàng Thái