Đến đầu tháng 11/2024, dự án Nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình do Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc. Nhà máy dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 12 năm nay, với công suất giai đoạn 1 đạt 2,3 triệu tấn/năm và tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Nhà máy Xi măng Xuân Sơn dự kiến vận hành từ tháng 12/2024 |
Hầu hết các hạng mục quan trọng của nhà máy đã hoàn thiện, bao gồm kho đá vôi, silo clinker, kho tổng hợp phụ gia, trạm nghiền xi măng, nhà đóng bao và trạm điện 110 kV, đã sẵn sàng để đưa vào vận hành. Các hạng mục còn lại cũng đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, nhằm kịp thời gian vận hành vào tháng 12.
Nhà máy Xi măng Xuân Sơn được trang bị máy móc và thiết bị từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Haver & Boecker, Polysius, ABB, và thiết kế dây chuyền sản xuất được cung cấp bởi Viện Thiết kế Thiên Tân - Trung Quốc và các nước G7.
Dự án Xi măng Xuân Sơn đi vào hoạt động trong bối cảnh nguồn cung xi măng đang dư thừa lớn, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc. Năm 2023, sản lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa chưa đạt 60 triệu tấn và dự kiến năm 2024 cũng duy trì ở mức tương đương. Xuất khẩu xi măng và clinker cũng suy giảm, với lượng xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 25,3 triệu tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm cả về sản lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Toàn ngành xi măng Việt Nam hiện có công suất thiết kế vượt 123 triệu tấn và khả năng sản xuất có thể vượt mức này hàng chục triệu tấn. Tuy nhiên, tiêu thụ không khả quan đã khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành tiếp tục báo lỗ, do nhu cầu xi măng nội địa và xuất khẩu đều giảm. Sự trầm lắng của thị trường bất động sản, thiếu vắng dự án mới và sức mua yếu là những yếu tố gây áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh của các công ty xi măng.
Nhà máy Xi măng Xuân Sơn đi vào hoạt động có thể sẽ đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tiêu thụ xi măng không khả quan. Sự dư thừa sản lượng đang ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và khả năng sinh tồn của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, với công nghệ và thiết bị tiên tiến, dự án này vẫn kỳ vọng mang đến sản phẩm chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường năng lực sản xuất trong ngành.
Công ty CP Tập đoàn Xuân Khiêm, chủ đầu tư của nhà máy Xi măng Xuân Sơn, được thành lập vào ngày 26/8/2009 và có trụ sở tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Xuân Khiêm, người đang sở hữu 91,08% vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ ban đầu của Xuân Khiêm là 889 tỷ đồng, sau đó tăng lên 1.268,9 tỷ đồng vào năm 2016. Ngoài hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, Xuân Khiêm còn để lại dấu ấn với dự án Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm trên cao tốc Bắc - Nam, trạm dừng nghỉ tư nhân đầu tiên tại Việt Nam với tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng. |
Dự án hạ tầng giao thông quan trọng bậc nhất khu vực miền núi phía Bắc gặp khó và dấu hỏi về khả năng hoàn thành đúng tiến độ Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, đặc biệt là Gói thầu XL24, đang gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, ... |
Hóa chất Đức Giang: "Chạy nước rút" khởi công dự án hóa chất 12.000 tỷ giai đoạn 1 Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (mã cổ phiếu DGC) chuẩn bị chạy thử Nhà máy cồn với công suất 50.000 tấn/năm vào tháng 11 ... |
37.000 tỷ đồng cho dự án cao tốc kết nối Đồng Nai và Lâm Đồng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027 Hai cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dự kiến khởi công vào quý IV/2024 với tổng vốn đầu ... |
Đông Quân