“Năm ngoái, tăng trưởng du lịch quốc tế đạt khoảng 25% so với năm 2019. Con số này tăng lên mức 42% vào quý đầu tiên của năm nay”, ông Willie Walsh, Tổng Giám đốc của IATA cho biết.
Sau khi công bố bản cập nhật về triển vọng tăng trưởng quý II, cổ phiếu của United Airlines đã tăng hơn 3% trong phiên giao dịch đầu tuần. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng mạnh ở một số thị trường hàng không như Mỹ, châu Âu và châu Mỹ Latinh, tất cả đều chạm mức 60%.
Tuy nhiên, tăng trưởng du lịch hàng không ở châu Á chỉ đạt khoảng 13% so với năm 2019.
Sự phục hồi lượng hành khách quốc tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào các thị trường du lịch lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Vào cuối tháng 3 vừa qua, Ấn Độ đã khởi động lại các chuyến bay quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới với du khách quốc tế.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách zero-COVID. Hai thành phố lớn là Thượng Hải và Bắc Kinh thắt chặt lệnh phong tỏa đối với kinh doanh và du lịch. Tuy nhiên, ông Willie Walsh cho rằng, các hạn chế đi lại của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi du lịch hàng không toàn cầu.
Phát triển dịch vụ du lịch "cao cấp"
Khi được hỏi liệu mảng kinh doanh của ngành hàng không có trở lại mức trước đại dịch hay không, ông Walsh nói rằng sự phục hồi sẽ “chậm hơn một chút”.
Tuy nhiên theo quan sát của ông, có nhiều hành khách “cao cấp” đi du lịch trên khoang hạng nhất hoặc hạng thương gia.
″Điều đó chỉ ra một phân khúc rất quan trọng của thị trường mà chúng tôi gọi là giải trí cao cấp. Đây là những người có thu nhập cao, sẵn sàng chi trả khoản phí bảo hiểm và chuyến đi trải nghiệm của họ.”
“Tôi hoàn toàn mong đợi các khoản chi phí này sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng”, ông Walsh nói thêm.
Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều hãng hàng không đang cung cấp các khoang hạng sang với hy vọng thu hút được những khách hàng cao cấp.
Hãng hàng không Singapore Airlines cho biết, ghế hạng thương gia của hãng này đã bán hết trước ghế hạng phổ thông, đây là một “sự đảo chiều của xu hướng trước đại dịch.”
Những thách thức đối với vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Ngay cả khi hoạt động du lịch hàng không đang trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh, IATA nhận thấy “một số thách thức” đối với thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không toàn cầu.
“Chúng tôi đã có thành tích kỷ lục vào năm 2021 và tiếp tục cải thiện vào năm 2022, và chỉ giảm một chút so với mức cao nhất của năm 2021.”
Lãnh đạo của IATA cho rằng sự sụt giảm này chủ yếu đến từ xung đột giữa Nga – Ukraine khiến an ninh hàng không bị phá hủy hoàn toàn, vì một số hãng hàng không có trụ sở tại Ukraine và Nga là những hãng vận chuyển quan trọng trong khu vực.
Trong một báo cáo của IATA, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đã giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 3.
Sự lan rộng liên tục của Omicron ở châu Á, và đặc biệt là ở Trung Quốc, đang gây ra tình trạng ngừng hoạt động và tình trạng thiếu lao động. Những điều này đã tác động mạnh đến các trung tâm sản xuất ở Trung Quốc và châu Á, từ đó ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại các thị trường liên kết khu vực.