Các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G20 sẽ có cuộc gặp trong 2 ngày 17 - 18/2 tại Jakarta, Indonesia. Chương trình nghị sự hàng đầu sẽ bao gồm sự phân nhánh toàn cầu trong quá trình phục hồi sau đại dịch, thuế doanh nghiệp toàn cầu và tài trợ cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
"Tôi cho rằng, cuộc thảo luận quan trọng nhất sẽ là về diễn biến lạm phát", một quan chức G20 châu Âu tham gia chuẩn bị cho cuộc họp cho biết.
Khi được hỏi về thông điệp G20 có thể đưa ra sau cuộc họp lần nay, quan chức này cho biết: "Công thức sẽ được thống nhất là các ngân hàng trung ương ở các nước tiên tiến sẽ chú ý đến hiệu ứng lan tỏa tiềm năng của các chính sách tiền tệ tới các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, từ đó họ sẽ có các biện pháp hiệu chỉnh và truyền thông".
Với lạm phát ở Mỹ và khu vực EU đều đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, cả Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đều báo hiệu rằng họ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc giảm mua trái phiếu và tăng lãi suất.
Vị quan chức trên đồng thời cho rằng, các thị trường mới nổi sẽ bày tỏ quan điểm, họ đang làm việc để tăng khả năng phục hồi nhanh chóng từ các thị trường tài chính
Với việc lạm phát ở Mỹ và khu vực EU đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, cả Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đều báo hiệu rằng, họ sẽ thắt chặt chính sách thông qua việc giảm mua trái phiếu và tăng lãi suất. Mặt khác, động thái này có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mới nổi như Brazil, Nam Phi hoặc Nga, dẫn đến đồng tiền của các nước này mất giá, lãi suất cao hơn và khó phục hồi kinh tế hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo.
Trong khi đó, việc truyền đạt chính sách của ngân hàng trung ương cũng là một thách thức, chẳng hạn sự thay đổi bất ngờ trong thông điệp từ ECB vào tuần trước cũng đã khiến thị trường bất ngờ. Ngoài ra, mặc dù FED vào tháng 1 đã thông báo rõ ràng về việc tăng lãi suất vào tháng 3, nhưng những gì sẽ xảy ra tiếp theo vẫn rất mờ mịt.
G20 có khả năng sẽ kêu gọi FED, ECB và các ngân hàng trung ương lớn khác đưa ra các thông điệp càng rõ ràng càng tốt để ngăn chặn những biến động thị trường đột ngột.
“Thông tin về chính sách tiền tệ minh bạch và rõ ràng của các ngân hàng trung ương lớn vẫn quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, góp phần giữ ổn định giá cả và ổn định tài chính”, Reuters trích dẫn từ một tài liệu bày tỏ lập trường nhất trí của các thành viên châu Âu thuộc G20.
Để giải quyết khả năng tràn ra các thị trường mới nổi bằng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn ở Mỹ và Châu Âu, IMF vào tháng 1 đã kêu gọi các nền kinh tế mới nổi bắt đầu thực hiện các biện pháp phòng vệ như giảm mức nợ bằng ngoại tệ, kéo dài kỳ hạn để giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và chuẩn bị sẵn sàng cho sự phá sản của các ngân hàng và công ty.
Tài liệu của phía châu Âu cũng cho thấy thông điệp tương tự có thể đến từ cuộc họp G20 trong tuần này.
"Các thành viên G20, đặc biệt là các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển nên tiếp tục nỗ lực giảm thiểu các điểm dễ bị tổn thương để có thể chịu được hành động thắt chặt các điều kiện tài chính quốc tế”, tài liệu trên nhấn mạnh.