Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo sức ép lên giá cà phê xuất khẩu Bất chấp nguồn cung cải thiện, giá cà phê xuất khẩu vẫn tăng so với tham chiếu |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/2, giá cà phê Arabica giảm 2,63%, giá Robusta đánh mất 2,01%. Những tín hiệu tích cực từ phía nguồn cung kết hợp với tỷ giá USD/BRL tăng đã tạo áp lực kép lên giá.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá cà phê Arabica chịu áp lực giảm chủ yếu do triển vọng mùa vụ cà phê 2024/2025 của Brazil tiếp tục ở mức tốt, giúp giảm bớt lo ngại thiếu hụt nguồn cung.
Giá cà phê Arabica giảm 2,63%, giá Robusta đánh mất 2% sau 2 phiên tăng nhẹ |
Hãng tư vấn StoneX nâng dự báo sản lượng cà phê năm 2024 của Brazil lên 67 triệu bao, tăng 4,2% so với năm 2023. Trước đó, hợp tác xã Cooxupe cũng kỳ vọng sản lượng tại Minas Gerais, bang gieo trồng cà phê chính của Brazil đạt 5,5 triệu bao, vượt mức 5,3 triệu bao trong niên vụ trước.
Cùng với đó, đồng Real nội địa của Brazil giảm mạnh trong phiên hôm qua đã đẩy tỷ giá USD/BRL tăng 0,5% và kích thích nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil.
Với Robusta, thị trường quay về phản ứng với số liệu xuất khẩu tháng 1 của Việt Nam khiến giá đánh mất đà tăng. Theo Tổng cục Hải quan, tháng 1, nước ta đã xuất đi 238.266 tấn cà phê, tăng lần lượt 67,4% và 14,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tháng 12/2023, bất chấp lo ngại chuỗi cung ứng cà phê từ châu Á bị gián đoạn trên Biển Đỏ. Điều này đã góp phần hạ nhiệt lo ngại về nguồn cung trên thị trường.
Theo các chuyên gia, giá cà phê 2 sàn giảm mạnh chủ yếu do các nhà thương mại chuẩn bị đáo hạn những hợp đồng giao tháng 3/2024. Về xu hướng, báo cáo mới nhất của Tổ chức cà phê thế giới cho biết, lượng tồn kho Robusta tiếp tục sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục ở 19.600 tấn, thấp trong 10 năm qua.
Ngược lại tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng giá để gom hàng trả nợ hợp đồng. Đó là lý do giá cà phê trong nước vẫn tăng bất chấp giá thế giới giảm.
Không chỉ các thị trường Âu - Mỹ mà ngay cả Trung Quốc cũng đang tăng nhập khẩu cà phê. Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 3 của Brazil chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Xu hướng sử dụng cà phê ngày càng phổ biến tại Trung Quốc sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới ngày càng tăng.
Ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. |
Tổng cục Hải quan Việt Nam báo cáo, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong tháng 1/2024 đạt 238.266 tấn (khoảng 3.971.100 bao), tăng 67,45% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất về xuất khẩu cà phê trong vòng 5 năm gần đây.
Trong 3 tuần đầu tháng 2/2024, Brazil đã xuất 127.600 tấn, tăng so với 122.400 tấn trong tháng 2/2023. Số liệu xuất khẩu tiếp tục tăng trong giai đoạn này giúp hóa giải lo ngại hạn chế nguồn cung do gián đoạn vận chuyển của Brazil.
Một báo cáo khảo sát vụ mùa mới của Công ty Stone X dự báo, sản lượng của Brazil niên vụ 2024/2025 ước đạt tổng cộng 67 triệu bao, tăng 4,2% so với niên vụ trước, bao gồm 44,3 triệu bao Arabica, tăng 3,6% và Robusta 22,7 triệu bao, tăng 5,5%.
Ghi nhận của báo chí trong nước, ngay trong những ngày đầu Xuân, nhiều đơn hàng lớn nhỏ đã được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đưa ra thế giới với nhiều kỳ vọng trong năm 2024. Những ngày đầu tháng 2 dù rơi vào thời gian nghỉ Tết Nguyên đán song các doanh nghiệp vẫn miệt mài chuẩn bị hàng để ngay sau Tết phát lệnh xuất khẩu.
Hiệp hội cà phê cao cao Việt Nam (Vicofa) dự báo, năm 2024 tiếp tục là năm thuận lợi cho xuất khẩu cà phê. Hiệp hội này cũng nhận định, mặc dù sản lượng có thể giảm song kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng và dự kiến có thể đạt khoảng 4,5 - 5 tỷ USD.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo năm 2024, ngành cà phê Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi nhờ giá cà phê Robusta sẽ duy trì ở mức cao, thậm chí có thể lập đỉnh do lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Năm 2024, có nhiều thông tin trái chiều tác động đến giá cà phê toàn cầu. Quý I/2024, giá cà phê Robusta và Arabica được dự báo sẽ duy trì ở mức cao do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. USDA ước tính sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023-2024 dự báo tăng 300.000 bao so với niên vụ trước lên 27,5 triệu bao, với gần 95% trong số đó là cà phê Robusta. Tuy nhiên, tổng nguồn cung của Việt Nam vẫn thấp hơn niên vụ trước do lượng tồn kho trong niên vụ 2022-2023 chuyển sang chỉ đạt 390.000 bao, giảm mạnh từ mức 3,58 triệu bao của niên vụ 2021-2022. Do đó, xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 2,4 triệu bao xuống còn 23 triệu bao. Tồn kho cuối niên vụ 2023-2024 dự kiến vẫn ở mức thấp là 359.000 tấn. |
Ngọc Ngân