Việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân hơn 86,42 đồng/kWh áp dụng từ ngày 9/11. Quyết định về điều chỉnh giá điện được ban hành ngày 8/11.
Ảnh: Internet |
Như vậy, đây là lần thứ 2 liên tiếp trong năm 2023 giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng. Lần điều chỉnh giá điện gần nhất vào ngày 4/5, khi đó giá giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng/KWh lên 1.920,3732 đồng/KWh (chưa bao gồm thuế GTGT). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% (hơn 55,9 đồng/KWh).
Theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất điện năm 2023 được ước tính khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân 178 đồng/kWh.
Như vậy, mặc dù giá bán lẻ điện đã được điều chỉnh tăng 3% từ ngày 4.5, doanh thu của EVN năm 2023 tăng thêm khoảng 8.000 tỉ đồng nhưng chỉ giải quyết được một phần khó khăn về tài chính. EVN vẫn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cân bằng tài chính.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.
Sau tăng, giá điện hiện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, theo ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN thông tin tại cuộc họp chiều nay. Ông nói, để đảm bảo an sinh xã hội và các chỉ tiêu kinh tế xã hội, EVN đề xuất tăng ở mức vừa phải là 4,5%.
Việc tăng sẽ giúp EVN thu thêm khoảng 3.200 tỷ đồng từ nay tới cuối năm, giúp tập đoàn giảm một phần khó khăn của năm 2023.
Chia sẻ thêm, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), nói mức tăng giá điện lần này chưa tính phân bổ khoản chênh lệch tỷ giá của EVN còn treo từ các năm trước, khoảng 14.000 tỷ đồng. Với tăng giá lần này, ước tính CPI sẽ tăng thêm 0,035%.
Theo kế hoạch, từ tháng 11, khoảng 1,7 triệu khách hàng tại Hà Nội sẽ chuyển ngày ghi chỉ số công tơ điện vào cuối tháng, thay vì đầu hoặc giữa tháng như hiện nay. Trước lo ngại cùng với giá điện tăng, việc thay đổi ngày chốt công cơ sẽ khiến hóa đơn tiền điện tại Hà Nội "tăng sốc", ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, tiền điện chi trả sẽ tăng thêm ở tháng đầu tiên sau thay đổi, nhưng không phải tăng chi phí mà do kéo dài ngày sử dụng điện.
Ví dụ, trước đây chu kỳ ghi chỉ số công tơ vào ngày 20/10 và chốt chỉ số ngày 20/11, thì tới đây sẽ chuyển ngày chốt công tơ vào 30/11, tức thêm 10 ngày, thì hóa đơn tăng do thêm ngày dùng điện.
Đại diện EVN giải thích năm 2023, một vài thông số đầu vào ảnh hưởng tới chi phí, trong đó sản lượng thủy điện - nguồn điện giá rẻ - giảm 17 tỷ kWh. Giá các nhiên liệu đầu vào duy trì ở mức cao, như than nhập khẩu tăng 186% so với 2020; than trong nước tăng gần 30-46% so với giá năm 2021. Giá dầu cũng tăng 18% so với 2021, nhất là tỷ giá ngoại tệ tăng gần 4%, ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành điện của EVN.
Chi phí sản xuất chiếm 83% giá thành. Với chi phí nhiên liệu đầu vào hiện nay, theo tính toán của EVN, giá thành sản xuất mỗi kWh khoảng 2.098 đồng, tức cao hơn giá bán lẻ bình quân duy trì từ tháng 5 đến nay (1.920,37 đồng) gần 180 đồng một kWh.
Năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, sau khi tiết giảm các chi phí trên 10.000 tỷ đồng. Trong báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, khoản lỗ của EVN tăng thêm khoảng 28.000 tỷ đồng trong 8 tháng. EVN cũng đưa ra các giải pháp cắt giảm 15% chi phí thường xuyên tại các đơn vị, sửa chữa lớn cũng giảm mạnh; tiết kiệm điện chiếu sáng tại các cơ quan, tổng công ty...
EVN đề nghị không tăng giá than cho sản xuất điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề nghị ... |
EVN báo lãi gần 7.000 tỷ đồng sau hai tháng đầu quý III, ông lớn ngành điện "bật sáng"? Dù có lãi trong hai tháng 7 và 8 vừa qua, lũy kế từ đầu năm đến nay, số lỗ của EVN vẫn khá cao ... |
EVN cung cấp 23,5 tỷ kWh điện trong tháng 9, cao hơn 7% so với cùng kỳ Lũy kế 9 tháng, sản lượng điện toàn hệ thống EVN tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 209,9 tỷ kWh. |
Thiên Ân