Giá mít Thái hôm nay ngày 3/9/2023: Giá tiếp tục giảm 2.000 - 3.000 đồng/kg Giá cà phê hôm nay, ngày 5/9/2023: Giá cà phê trong nước ổn định Giá vàng hôm nay 5/9/2023: Giá vàng 9999, SJC, 24K, DOJI, PNJ tiếp tục duy trì ổn định |
Giá mít Thái hôm nay ngày 5/9/2023
Giá mít Thái hôm nay ngày 5/9/2023 tại các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy, giá thu mua tại vườn các loại mít tiếp tục giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Giá thu mua tại vườn các loại mít Thái tiếp tục giảm |
Cụ thể, tại khu vực Tiền Giang, giá mít Nhất ngày 5/9/2023 được các vựa báo giá như sau: Mít Nhất 40.000 đồng/kg, mít Kem lớn 38.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 28.000 đồng/kg, mít kem loại ba là 16.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh thành khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, An Giang, Long An... giá mít Thái ngày 5/9 được báo giá như sau: Giá mít Nhất có giá 39.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá mức 37.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 27.000 đồng/kg, mít Kem ba là 15.000 đồng/kg.
Riêng tại Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, giá mít Nhất có giá 38.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá mức 36.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 26.000 đồng/kg, mít Kem ba là 14.000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ, mít Nhất 32.000 đồng/kg, mít Kem lớn 28.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ là 12.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá mít Nhất 30.000 đồng/kg, mít Kem lớn 26.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ là 11.000 đồng/kg.
Giá mít Thái ngày 4/9/2023
Giá mít Thái ngày 4/9 theo ghi nhận tiếp tục lao dốc sau kì nghỉ lễ. Hiện giá mít Thái cao nhất ở mức 41.000 đồng/kg đối với loại mít Nhất, tuy nhiên giá mít này cũng ở mức khá cao, nông dân vẫn có thể có lời.
Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang, giá mít Thái theo ghi nhận được các vựa thu báo giá như sau: Giá mít Nhất 41.000 đồng/kg, giá mít kem lớn ở mức 39.000 đồng/kg, mít kem nhỏ 28.000 đồng/kg, mít kem loại 3 có giá 17.000 đồng/kg.
Còn đối với thương lái vào vườn mua loại mít Nhất ở mức 39.000 đồng/kg, mít Kem lớn là 37.000 đồng/kg, mít kem nhỏ là 27.000 đồng/kg, mít kem 3 ở mức 15.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh thành khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Hậu Giang, An Giang, An Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long… giá mít Thái cũng giảm mạnh. Giá mít Nhất có giá 40.000 đồng/kg, mít Kem lớn có giá mức 38.0000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 27.000 đồng/kg, mít kem ba là 16.000 đồng/kg. Trong khi đó, các thương lái mua tại vườn các loại mít rẻ hơn mức giá trên 2.000 đồng/kg.
Tiền Giang là một trong những địa phương có diện tích trồng mít lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 15.000 ha, cho năng suất 265 tạ/ha, đạt sản lượng khoảng 270.300 tấn/năm. Diện tích trồng mít tập trung nhiều ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Thị xã Cai Lậy, Tân Phước...
Bên cạnh đó, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 3.000 ha trồng mít Thái. Diện tích trồng mít Thái nhiều nhất là các huyện: Tháp Mười, Thanh Bình, Cao Lãnh và Châu Thành...
Cây mít Thái có thể cho trái quanh năm, nên thu nhập của người trồng được đảm bảo. Theo một nhà vườn trồng mít chia sẻ, mít Thái trên thị trường chủ yếu sử dụng phương pháp chiết cành nên từ lúc trồng đến thu hoạch được rút ngắn, chỉ khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, để cây cứng cáp, cho năng suất cao, người dân thường bỏ trái đợt đầu. Đến những vụ tiếp theo, năng suất bắt đầu tăng dần.
Ngoài những ưu điểm về giá trị kinh tế thì yêu cầu không cao về kỹ thuật là yếu tố quan trọng để nhiều nông dân lựa chọn cây mít Thái. Xét về kỹ thuật canh tác, mít Thái trồng khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như các loại cây ăn trái khác. Bên cạnh đó, mít Thái siêu sớm là loại cây trồng có thể thu hoạch trái quanh năm.
Mít yêu cầu cao về nước tưới nhưng không chịu được ngập úng, nhất là khi cây ra trái, nếu gốc cây bị ngập thì múi mít sẽ bị sượng. Sau mỗi lần thu hoạch trái phải cắt bỏ bớt cành thừa để cây nhận đủ ánh sáng, giúp trái to. Ngoài ra, nên tỉa bỏ những trái đầu cành, giữ lại những trái ôm thân và gần gốc để đạt chất lượng tốt nhất.
Trồng mít Thái, bình quân mỗi ha trồng hơn 1.000 cây mít, hơn 1 năm cho thu hoạch, năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên trồng mít ồ ạt nhằm tránh cảnh cung vượt cầu.
Quỳnh Nga