Giá vàng trong nước tiếp tục "bốc hơi": Dự báo giảm xuống 44 triệu đồng/lượng | |
Giá vàng hôm nay 16/9/2022: Rời xa mốc 1.700 USD, nhà đầu tư đứng ngoài "cuộc chơi" | |
Giá vàng xuống mức thấp nhất 9 tháng qua, lo ngại đợt bán tháo mới |
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/9, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 65,75-66,57 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 16/9:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 65,75 - 66,55 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,35 - 66,35 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 65,70 - 66,50 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 65,70 - 66,50 triệu đồng/lượng.
Nguồn ảnh: Internet |
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết ở 65,71 - 66,47 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 50,28 - 51,03 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 49,80 - 50,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ ở mức 1.665,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10/2022 trên sàn Comex New York giảm 6,3 USD xuống 1.660,5 USD/ounce.
Giá vàng chạm mức thấp nhất gần 2,5 năm trong bối cảnh USD và lợi tức kho bạc Mỹ tăng giá. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng nhẹ 0,09%, đạt mốc 109,75.
USD đã được hỗ trợ bởi quan điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp vào ngày 21/9.nLợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn nhạy cảm với triển vọng lãi suất tăng lên mức 3,782%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm giảm nhẹ từ 3,422% xuống 3,411%.
CPI tháng 8/2022 đã tăng 0,1% so với tháng 7/2022, trái ngược với dự đoán giảm 0,1% của các nhà phân tích đưa ra. Một báo cáo riêng về lĩnh vực sản xuất công nghiệp ghi nhận mức giảm nhẹ, giảm 0,2% so với tháng 7.
Các nhà giao dịch đang tập trung vào cuộc họp Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào thứ 3 tuần tới. FOMC dự kiến sẽ nâng lãi suất lên 0,75% trong nỗ lực của Fed nhằm giảm lạm phát.
Trong khi đó, chỉ số lạm phát ở châu Âu đã lập kỷ lục tăng 9 tháng liên tiếp, bắt đầu từ tháng 11/2021. Trong tháng 7, tỷ lệ lạm phát của khu vực này là 8,9%.
Bảng Anh giảm xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 1985 sau khi số liệu về doanh số bán lẻ thấp hơn dự kiến làm tăng thêm lo ngại rằng kinh tế Anh đối mặt với nguy cơ suy thoái kéo dài.
Dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ 7 liên tiếp trong cuộc họp vào tuần tới nhằm ứng phó với tỷ lệ lạm phát tăng gần gấp 5 lần so với mục tiêu 2%.
Nhà phân tích Xiao Fu của ngân hàng Bank of China International (Trung Quốc) cho rằng, sức mạnh của đồng USD vẫn tồn tại. Việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cao hơn dự kiến trong tháng 8/2022 đã tái khẳng định quan điểm thị trường rằng, Fed sẽ tăng lãi suất thêm ít nhất 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tuần tới. Chính điều này đang đè nặng lên giá vàng.
Theo chuyên gia trên, nếu vàng giảm xuống dưới ngưỡng 1.600 USD/ounce, một số người sẽ có nhu cầu mua vào khi giá giảm và hỗ trợ phần nào kim loại quý này. Nhưng về tổng thể, rủi ro chắc chắn vẫn nghiêng về phía giá vàng tiếp tục giảm.
Đưa ra nhận định tương tự, nhà phân tích Rupert Rowling của công ty dịch vụ tài chính Kinesis Money (Mỹ) cho biết, với việc các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới lựa chọn tăng lãi suất đáng kể trong giai đoạn tới để kiểm soát lạm phát, sức hấp dẫn của vàng đã giảm đi khá nhiều.
Kể từ thời điểm vượt ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce vào tháng Ba, giá vàng đã để mất hơn 400 USD/ounce (tương đương gần 20%).
Nhiều chuyên gia đồng thuận về khả năng Fed sẽ tăng lãi suất tăng thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tới. Một số người thậm chí còn dự đoán, Fed có thể tăng lãi suất 100 điểm cơ bản và triển vọng này cũng đã được phản ánh vào thị trường.
Thanh Hằng