Theo ghi nhận tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC đã nằm bất động và không liên quan tới diễn biến của giá vàng thế giới trong suốt gần 1 tháng qua.
Hình minh họa. |
Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ngưng đấu thầu vàng miếng và triển khai bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối (Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank) và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) để các tổ chức này bán lại vàng đến tay người dân, thị trường vàng đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh về giá.
Cụ thể, chỉ sau hơn 1 tuần kể từ khi biện pháp bình ổn mới được công bố vào ngày 27/5, giá vàng miếng SJC đã giảm gần 13 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Tính đến thời điểm này, giá vàng miếng SJC đã đi ngang trong 3 tuần với giá bán ra được niêm yết ở mức 76,98 triệu đồng mỗi lượng.
Trong khi đó, thị trường trong nước xuất hiện diễn biến mới đối với vàng nhẫn, tăng mạnh áp sát giá vàng miếng SJC.
Mỗi lượng vàng nhẫn tròn trơn giao dịch tăng 250.000 đồng, lên 76 - 76,40 triệu đồng/lượng, chỉ thêm hơn nửa triệu đồng là bằng giá vàng miếng SJC.
Thị trường kim loại quý đã dần đi vào quỹ đạo bình ổn, khác hẳn so với trước đây, mức chênh giữa hai loại vàng thường ở mức vài triệu tới chục triệu đồng, tùy thời điểm.
Giá vàng nhẫn SJC 9999 tại Công ty Vàng bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC) tăng 250.000 đồng ở cả hai chiều mua bán, lên 74,4 - 76 triệu đồng mỗi lượng.
Tại những doanh nghiệp kinh doanh vàng khác, loại vàng này tăng cao hơn, lên sát giá vàng miếng. tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết mỗi lượng nhẫn tròn trơn thương hiệu vàng Rồng Thăng Long ở mức 76,36 triệu đồng, Tập đoàn DOJI cũng tăng chiều bán ra lên 76,35 triệu.
Trên thị trường quốc tế, kim loại quý tăng mạnh, kiểm tra mức cao mới trong phiên giao dịch ngày 4/7.
Theo ghi nhận tại thời điểm 20h30 ngày 4/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao dịch trên sàng Kitco ở mức 2,357.30 - 2,358.30 USD/ounce tăng 1,5 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank, mỗi lượng vàng thế giới tương đương 72,3 triệu đồng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và thế giới hiện còn trên 4 triệu đồng, tương tự với vàng nhẫn.
Thị trường vàng đã chứng kiến lực đẩy vững chắc ở đầu phiên giao dịch khi dữ liệu kinh tế Mỹ đáng thất vọng đang bổ sung thêm động lực tăng giá.
Giá vàng kỳ hạn tháng 8 được giao dịch lần cuối ở mức 2,372,80 USD/ounce, tăng 1,68% trong ngày.
Lĩnh vực dịch vụ của Mỹ đang chứng kiến hoạt động yếu nhất kể từ khi nền kinh tế đóng cửa do đại dịch Covid-19. Dữ liệu kinh tế đáng thất vọng được đưa ra sau khi Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho biết, chỉ số sản xuất cũng rơi sâu hơn vào vùng suy giảm. Các nhà kinh tế đã nói rằng, dữ liệu cập nhật có nguy cơ làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
“Bên cạnh sự sụt giảm chỉ số sản xuất, các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, tăng trưởng GDP của kinh tế Mỹ dường như sẽ vẫn yếu trong quý 3. Chúng cũng bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, nhu cầu lao động đang yếu đi và lạm phát sẽ tiếp tục có xu hướng giảm”, Olivia Cross, Chuyên gia kinh tế Bắc Mỹ tại Capital Economics cho biết.
Số liệu kém lạc quan về thị trường việc làm Mỹ kéo giá kim loại quý tăng 27 USD, tương đương hơn 1% phiên hôm qua. Chốt phiên giao dịch 3/7, mỗi ounce giao ngay ở mức 2.355 USD, cao nhất kể từ ngày 21/6. Sang phiên 4/7, giá có thời điểm tăng tiếp lên gần 2.360 USD, trước khi lùi về quanh ngưỡng đóng cửa phiên hôm qua.
Giá vàng chiều nay 2/7/2024: Vàng nhẫn tiếp tục đi lên, áp sát giá vàng miếng SJC Thị trường vàng tiếp tục trong xu thế lắng dịu, trong khi giá vàng nhẫn tăng nhẹ thì giá vàng miếng SJC vẫn nằm bất ... |
Giá vàng hôm nay 3/7/2024: Thị trường lắng dịu, vàng nhẫn vẫn âm thầm đi lên Thị trường vàng trong nước nói riêng và thế giới nói chung đang trong thời điểm lắng dịu, giá vàng chỉ biến động trong biên ... |
Thùy Chi