Cụ thể, ngày 3/10 động thái này của OPEC+ được cho là nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh giá dầu thô vừa trải qua 4 tháng giảm giá liên tiếp do nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc giảm khi nước này thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, trong khi lãi suất và đồng USD tăng mạnh đã tạo áp lực không nhỏ lên triển vọng kinh tế toàn cầu.
Đà tăng của giá dầu còn được cộng hưởng bởi sự suy yếu của đồng USD và lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt ở châu Âu ngày một gia tăng, đặc biệt khi mùa đông được dự báo sẽ rất khắc nghiệt đang đến gần.
Nguồn ảnh: Internet |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 3/10/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 đứng ở mức 81,21 USD/thùng, tăng 2,49 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 87,85 USD/thùng, tăng 2,71 USD/thùng trong phiên.
Vượt qua áp lực trước lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu trong bối cảnh kinh tế toàn cầu được dự báo sớm rơi vào suy thoái, đà tăng của giá dầu tiếp tục được củng cố trong những phiên giao dịch sau đó khi lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn trong thời gian tới khi các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 với dầu thô Nga có hiệu lực.
Thị trường cũng đặt kỳ vọng vào sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ dầu tư Trung Quốc khi nước này vừa công bố hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá dầu với trị giá 15 triệu tấn. Điều này được dự báo sẽ kích thích các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tăng cường sản lượng.
Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 5/10, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm mạnh sản lượng ở mức 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2022, vượt xa các dự báo được đưa ra trước đó.
Tại châu Âu, sau nhiều tranh cãi, EU cũng đã đạt được sự đồng thuận về việc áp trần đối với việc bán dầu của Nga cho các nước thứ 3. Theo quy định, tàu vận tải của các nước thành viên EU sẽ từ chối vận chuyển dầu Nga nếu mức giá
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã giảm 1,4 triệu thùng, xuống còn 429,2 triệu thùng; dự trữ xăng giảm 4,7 triệu thùng; các sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 3,4 triệu thùng.
Trước đó, theo dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/9 đã giảm khoảng 1,8 triệu thùng; dự trữ xăng giảm khoảng 3,5 triệu thùng; và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm khoảng 4 triệu thùng.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 91,90 USD/thùng, tăng 4,31 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 12/2022 đứng ở mức 98,43 USD/thùng, tăng 4,01 USD/thùng trong phiên.
Tại thị trường trong nước, nhiều trường hợp xăng khan hiếm, không có hàng để bán.
Theo dự báo, sáng ngày 9/10, một số thương nhân kinh doanh xăng dầu dự báo, với diễn biến hiện tại, giá dầu diesel tại kỳ điều hành tới có thể tăng 1.900 - 2.200 đồng/lít, trong khi xăng tăng khoảng 300 đồng/lít. "Đây có thể là một trong những lý do khiến nguồn dầu mấy hôm nay khan hiếm. Kỳ tới, xăng dầu có thể tăng trở lại sau 4 lần giảm, dầu tăng mạnh hơn", vị này cho biết.
Một số nhà phân phối tại khu vực miền Tây, miền Đông Nam bộ... tiếp tục khuyến cáo các đại lý bán lẻ xăng dầu về nguồn cung khan hiếm, mong muốn được các đại lý thông cảm, chia sẻ.
Giá xăng dầu trong nước ghi nhận giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.732 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 21.443 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 22.208 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.688 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg.
Theo dữ liệu cập nhật từ Bộ Công thương, giá dầu nhập khẩu lên gần 138 USD/thùng, xăng RON 95 là 95 USD/thùng - cao hơn giá nhập khẩu trung bình tại kỳ điều hành trước.
Bộ Tài chính yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu điều chỉnh tăng chi phí, phụ phí đưa xăng dầu từ nhà máy về cảng nhưng không tác động đến giá cơ sở được một số chuyên gia nhận xét như "mở cửa trước nhưng lại đóng cửa sau" và khá mâu thuẫn...
Trong tuần qua, cả hai hợp đồng dầu thô Brent và WTI đều công bố mức tăng hàng tuần thứ hai liên tiếp và mức tăng theo tỷ lệ phần trăm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 3 trong tuần này, với dầu Brent tăng khoảng 11% và WTI cao hơn 17%. Ông Stephen Brennock, nhà phân tích của công ty môi giới dầu PVM nhận định, đợt cắt giảm sản lượng mới nhất của OPEC+ khiến giá dầu có khả năng đạt 100 USD trở lại.
Thanh Hằng