Giá xăng dầu hôm nay 13/5/2024: Nguyên nhân khiến giá xăng đột ngột giảm sốc là gì?

13/05/2024 - 13:36
(Bankviet.com) Trên thế giới, giá dầu tiếp tục suy giảm do lo ngại lãi suất cao có thể được duy trì trong khoảng thời gian dài hơn. Cùng với đó, giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh tuần qua bất ngờ giảm cực mạnh, vậy nguyên nhân do đâu?

Giá xăng trong nước giảm cực mạnh, xăng RON95 chỉ còn hơn 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm sâu

Trên thế giới, giá dầu Brent giao dịch ở mức 82,78 USD/thùng và giảm 1,09 USD so với phiên liền trước. Trong khi đó, giá dầu WTI ở mức 78,20 USD/thùng và giảm 1 USD so với phiên liền trước. Giá dầu thế giới tiếp tục suy giảm do lo ngại lãi suất cao có thể được duy trì trong khoảng thời gian dài hơn. Điều này có thể cản trở nhu cầu từ những người tiêu dùng dầu thô lớn nhất thế giới.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Giá dầu tuần này biến động nhẹ trong các phiên giao dịch và chịu ảnh hưởng bởi đàm phán thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel khiến lượng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng cao và dữ liệu báo hiệu nhu cầu của Mỹ và Trung Quốc, các bình luận liên quan đến triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel rơi vào trạng thái bế tắc.

Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch thứ 2 của tuần do dấu hiệu lo ngại về nguồn cung giảm bớt và tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng nhẹ. Theo Viện Dầu khí Mỹ, lượng tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 3/5 đã tăng lên mức 509.000 thùng và tồn kho xăng tăng 1,46 triệu thùng. Trong phiên này, lượng tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 1,713 triệu thùng và theo cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã nâng dự báo về sản lượng dầu và nhiên liệu lỏng của thế giới trong năm, đồng thời hạ thấp kỳ vọng về nhu cầu.

Trên thực tế, lượng tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 1,4 triệu thùng (dữ liệu từ EIA) đã hỗ trợ giá dầu tăng nhẹ ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần. Sự mạnh lên của đồng USD đã hạn chế đà tăng của giá dầu trong phiên. Đà tăng của giá dầu kéo dài sang phiên giao dịch thứ 4.

Tại phiên giao dịch này, giá dầu leo dốc nhẹ lên mức cao nhất trong một tuần do dữ liệu từ Trung Quốc và Mỹ báo hiệu nhu cầu tại hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới và có thể tăng lên. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm gần 1 USD cho thấy Fed có thể sẽ duy trì mức lãi suất cao trong khoảng thời gian dài hơn và chỉ giảm ¼ điểm phần trăm vào những tháng cuối cùng của năm.

Theo Dow Jones Market Data, giá dầu WTI giao tháng 6/2024 giảm 1 USD, hay 1,3%, xuống 78,26 USD/thùng tại New York trong phiên cuối tuần, mức thấp nhất trong một tuần. Khi tính chung cả tuần, giá loại dầu này tăng 0,2%.

Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế - Fatih Birol cho biết các nhà khai thác OPEC + không nên thực hiện các hành động có thể đẩy giá dầu tăng vì nó có thể thúc đẩy lạm phát, trong bối cảnh nhóm này sẽ họp vào thời gian tới để quyết định cắt giảm sản lượng dầu. Các nhà kinh doanh và phân tích dầu mỏ được Bloomberg khảo sát đều dự đoán rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga sẽ gia hạn hạn chế sản lượng, có thể đến cuối năm nay, khi họ gặp nhau tại trụ sở Vienna vào ngày 1/6.

Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 13/5 được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 9/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 giảm 1.288 đồng/lít và giao dịch ở mức 22.623 đồng/lít; xăng RON95 giảm 1.411 đồng/lít và giao dịch không quá 23.544 đồng/lít. Bên cạnh đó, các loại dầu cũng đồng loạt giảm giá. Cụ thể, dầu diesel giảm 759 đồng/lít và ở mức 19.847 đồng/lít; dầu hỏa giảm 843 đồng/lít và giao dịch ở mức 19.701 đồng/lít. Trong đó dầu mazut giảm 160 đồng/kg và bán ra ở mức 17.503 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định không trích lập và không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Theo các cơ quan điều hành, giá xăng dầu trong nước hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tình hình chính trị tại khu vực Trung Đông kéo dài, việc gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn…

Lý giải về nguyên nhân giảm giá, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 2/5 đến 8/5) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cụ thể, lượng tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng lên và đồng USD mạnh lên gây áp lực đối với nhu cầu dầu toàn cầu; xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn cùng với đó là những hy vọng về cuộc đàm phán ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và Hamas…

"Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng nhưng xu hướng giảm là chủ yếu", liên Bộ Tài chính, Công Thương đánh giá.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 94,1 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 7,2 USD/thùng); 98,4 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 7,4 USD/thùng). Việc điều chỉnh giá xăng dầu vẫn đảm bảo thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023 và xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng trong nước giảm cực mạnh, xăng RON95 chỉ còn hơn 23.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ ...

Giá xăng dầu hôm nay 10/5/2024: Đồng loạt giảm sâu

Bộ Công thương vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường, áp dụng từ 15h chiều ngày 9/5. Tại kỳ điều hành ...

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán