Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/7/2023: Xăng giảm từ 408- 587 đồng/lít, giá dầu cũng giảm Giá xăng dầu hôm nay 4/7/2023: Nguồn cung giảm, dầu thô tăng mạnh |
Giá dầu thế giới
Giá dầu sáng ngày 5/7/2023 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,72 USD, lên mức 71,26 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,46 USD, lên mức 75,85 USD/thùng.
Giá dầu tăng cao hơn khi thị trường cân nhắc việc cắt giảm nguồn cung trong tháng 8 của các nhà xuất khẩu hàng đầu Ả Rập Saudi và Nga trước triển vọng kinh tế toàn cầu yếu.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 5/7 (theo giờ Việt Nam) |
Hôm thứ Hai, Ả Rập Xê Út cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) đến tháng 8/2023, trong khi Nga và Algeria tình nguyện giảm mức sản lượng và xuất khẩu trong tháng 8 lần lượt là 500.000 thùng/ngày và 20.000 thùng/ngày.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết, nếu được thực hiện đầy đủ, điều đó sẽ dẫn đến mức giảm tổng cộng 5,36 triệu thùng/ngày so với mức của tháng 8/2022 - thậm chí có thể nhiều hơn do một số quốc gia trong nhóm sản xuất OPEC+ không thể hoàn thành hạn ngạch sản lượng của họ.
Tuy nhiên, giá dầu chuẩn đã giảm khoảng 1% trong phiên trước đó, sau đợt phục hồi ban đầu, do triển vọng kinh tế vĩ mô ảm đạm.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới rạng sáng 5/7 (theo giờ Việt Nam) |
Các cuộc khảo sát kinh doanh đã chỉ ra sự sụt giảm trong hoạt động của các nhà máy toàn cầu do nhu cầu thấp ở Trung Quốc và châu Âu, đồng thời hoạt động sản xuất của Mỹ cũng giảm hơn nữa trong tháng 6 năm nay, tháng đạt mức gần đây nhất trong đợt đại dịch Covid-19 đầu tiên.
Các nhà phân tích của Commerzbank lưu ý rằng, ngay cả trước khi có những thông báo cắt giảm mới này, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy thị trường dầu mỏ có thể sẽ thiếu hụt nguồn cung khoảng 2 triệu thùng/ngày trong quý 3 và quý 4.
Tuy nhiên, giá dầu không tăng đáng kể sau tin tức này, phần lớn là do lo ngại về nhu cầu, đặc biệt là do sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về coronavirus. Trong khi đó, triển vọng về tăng lãi suất ở Mỹ và châu Âu sắp tới để giải quyết lạm phát cao đang trở nên rõ ràng hơn.
Cơ sở dự trữ dầu khí quốc gia Shibushi ở quận Kagoshima, Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
Mặt khác, theo phân tích và tính toán của Reuters, giá khí đốt thấp đã làm giảm kỳ vọng về doanh thu của Gazprom tạo ra từ việc bán hàng sang châu Âu. Doanh thu xuất khẩu giảm có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách của Nga, vốn đã ở mức 117% so với kế hoạch hàng năm do lệnh trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí của nước này.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 5/7 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 3/6 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng các loại giữ nguyên, giá xăng RON 95 giữ nguyên hơn 22.000 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 vẫn hơn 20.870 đồng/lít bán lẻ.
Đối với giá dầu, dầu diesel tăng 150 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 18.170 đồng/lít; giá dầu hoả tăng 130 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 17.950 đồng/lít. Riêng giá dầu hoả giảm hơn 130 đồng/lít, giá bán lẻ hơn 14.580 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 18 lần điều chỉnh, trong đó có 9 lần tăng, 6 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Trong 2 lần điều chỉnh gần đây, giá bán lẻ xăng vẫn được giữ nguyên, không thay đổi.
Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 21/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên giá xăng các loại, trong khi giá dầu có loại tăng cao nhất 150 đồng/lít, có loại giảm hơn 130 đồng/lít.
Linh Chi