Hà Nội chuẩn bị cấm xe xăng, mô hình hợp tác với chủ đất làm trạm sạc của doanh nghiệp này nóng trở lại
Lộ trình cấm xe xăng tại Hà Nội khiến mô hình hợp tác làm trạm sạc giữa một doanh nghiệp xe điện và chủ đất nhận được sự quan tâm trở lại.
Lộ trình cấm xe xăng tại Hà Nội mở ra cơ hội cho chủ đất muốn đầu tư trạm sạc
Trong bối cảnh lộ trình cấm xe xăng tại Hà Nội đang dần được cụ thể hóa, mô hình hợp tác đầu tư trạm sạc xe điện bất ngờ thu hút sự chú ý trở lại. Đặc biệt, Chỉ thị số 20/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành ngày 12/7/2025 về việc triển khai các giải pháp cấp bách nhằm giảm ô nhiễm môi trường tại đô thị lớn đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ thúc đẩy xu hướng điện hóa giao thông. Đây chính là thời điểm để những “bãi đất trống” trở thành tài sản sinh lời bền vững trong kỷ nguyên xanh.

Chỉ thị 20 nêu rõ các mốc thời gian cụ thể về việc hạn chế và loại bỏ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Thủ đô:
- Từ 1/7/2026: Xe máy và mô tô chạy xăng bị cấm hoạt động trong khu vực Vành đai 1.
- Từ 1/1/2028: Mở rộng hạn chế đối với ô tô cá nhân chạy xăng, dầu trong Vành đai 1 và Vành đai 2.
- Từ năm 2030: Toàn bộ phương tiện cá nhân chạy nhiên liệu hóa thạch sẽ không được phép lưu thông trong Vành đai 3.
Chỉ trong vòng 5 năm tới, các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội sẽ bước vào một cuộc “thay máu” phương tiện chưa từng có. Tuy nhiên, nếu phương tiện điện là lời giải cho bài toán ô nhiễm, thì trạm sạc điện chính là điều kiện tiên quyết để lời giải đó trở thành hiện thực.
“Điểm nghẽn” trạm sạc và cú bật của TMT Motors
Dù ô tô điện ngày càng phổ biến, nhưng mạng lưới trạm sạc tại Việt Nam vẫn còn mỏng và phân bố không đồng đều, đặc biệt tại khu dân cư và các tuyến giao thông trọng điểm. Trong bối cảnh này, TMT Motors – doanh nghiệp nội tiên phong trong lĩnh vực xe điện đã công bố kế hoạch phát triển 30.000 trạm sạc trên toàn quốc.
Không làm một mình, TMT chọn cách mở rộng bằng mô hình hợp tác linh hoạt với các chủ đất, chủ bãi xe và nhà đầu tư bất động sản. Với khẩu hiệu “đồng hành – cùng sinh lời”, mô hình này nhanh chóng được quan tâm khi vừa giải bài toán hạ tầng, vừa tạo dòng tiền thụ động cho đối tác.
TMT Motors hiện đưa ra hai phương án hợp tác:
- Cho thuê mặt bằng: Chủ đất không cần đầu tư gì, chỉ cần diện tích phù hợp (tối thiểu 40m² có điện ổn định). Doanh thu được chia theo phần trăm lợi nhuận từ mỗi lượt sạc.
- Đồng đầu tư trạm sạc: Chủ đất góp vốn cùng TMT để lắp đặt trạm, có quyền sở hữu thiết bị theo thời gian và nhận mức lợi nhuận cao hơn.
Toàn bộ thiết bị, vận hành, bảo trì đều do TMT Motors phụ trách. Đặc biệt, trạm sạc không giới hạn cho xe TMT mà mở cho mọi loại ô tô điện, giúp tăng tần suất sử dụng và tối ưu hóa dòng tiền cho đối tác hợp tác.
“Chủ đất có thể coi đây là mô hình kinh doanh ‘bỏ vốn một lần, thu về dài lâu’, không cần kỹ thuật, không cần vận hành rắc rối, lại đang được hỗ trợ bởi chính sách môi trường”, đại diện TMT chia sẻ.
Từ bãi xe đến trung tâm dịch vụ xanh
Ngoài thu nhập từ phí sạc, một số mô hình còn có thể tích hợp kinh doanh rửa xe, cà phê, cửa hàng tiện lợi, quảng cáo ngoài trời… tạo thêm dòng thu phụ. Đây không còn là chuyện "sạc điện", mà là bước đi đầu tiên cho mô hình “trạm dừng đô thị thông minh” trong tương lai.
Đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai 2025–2026 tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị loại 1, chủ đất đăng ký sớm sẽ được ưu tiên chọn vị trí đẹp, hỗ trợ truyền thông quảng bá điểm sạc và đồng hành trong phát triển.
Trong cuộc đua xây dựng hạ tầng giao thông xanh, mặt bằng phù hợp tại các khu dân cư, trung tâm thương mại, khu công nghiệp hoặc gần đường cao tốc chính là “tài nguyên vàng”. Khi lượng xe điện tăng nhanh và trạm sạc chưa kịp phủ kín, những ai sở hữu vị trí tốt sẽ nắm lợi thế dài hạn.
Với chính sách hỗ trợ môi trường từ trung ương và quyết tâm từ địa phương như Hà Nội, mô hình đầu tư trạm sạc giờ đây không chỉ là cuộc chơi tài chính, mà còn là một phần của hành trình hướng tới Việt Nam trung hòa carbon vào năm 2050.