Ngân hàng đã lường trước được tình hình khó khăn. Vì vậy ngay từ đầu năm, HDBank đã kiểm soát chi phí với tỷ lệ CIR năm nay thấp hơn năm trước. Trong 9 tháng đầu năm, thấp hơn khoảng 5 điểm % so với cùng kỳ và hiện đạt khoảng 35,8%. Ban lãnh đạo HDBank cũng đề ra mục tiêu CIR thấp hơn 35% để kiểm soát chi phí.
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, HOSE: HDB) |
Bên cạnh đó, đại diện Ngân hàng cho biết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của HDBank hiện đang là 15%, trong khi mức trần cho phép của NHNN lên tới 30%. Nhờ vậy, HDBank cho thể tận dụng để tăng cường cho vay trung dài hạn, từ đó mang lại lãi suất cao hơn.
Đồng thời, việc có thể cho vay nhiều hơn còn giúp ngân hàng bán chéo thêm sản phẩm, cũng như có thêm thu nhập từ hoạt động như dịch vụ. Từ đó, dự báo tổng thu nhập hoạt động trong quý IV/2023 của HDBank sẽ được cải thiện đáng kể.
Giám đốc Tài chính của HDBank cho biết mặc dù môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng nhờ những kết quả trên Hội đồng quản trị quyết định giữ nguyên kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023.
Về tình hình kinh doanh của HDBank, theo báo cáo tài chính quý III vừa công bố, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của HDBank vượt 6.085 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.147 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập vượt 18.156 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ, trong đó thu nhập lãi thuần, tăng 12,5%, thu nhập ngoài lãi tăng 14,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.632 tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn) đạt 22,4%, ROA (lợi nhuận trên tài sản) đạt 2% là mức cao trong ngành.
Tính đến thời điểm 30/9/2023, tổng tài sản của HDBank cán mốc 508.263 tỷ đồng, tăng 22,1% so với đầu năm; tổng huy động vốn đạt 448.225 tỷ đồng, tăng 22,4% so với đầu năm, trong đó huy động từ khách hàng đạt 341.713 tỷ đồng, tăng 51,5% là minh chứng cho sự tin tưởng của khách hàng và uy tín của HDBank.
Sau 9 tháng đầu năm, tổng dư nợ hợp nhất đạt 299.081 tỷ đồng tăng trên 11,5% so với đầu năm. Dư nợ ngân hàng mẹ vượt 284.040 tỷ đồng, tăng trên 13%, cao hơn tốc độ tăng chung của toàn ngành (theo số liệu của NHNN tín dụng toàn ngành đến 29/9 tăng khoảng 6,9% so với đầu năm). HDBank chú trọng các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế như cho vay nông nghiệp nông thôn, tài trợ chuỗi, các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng tiêu dùng nhanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, tiểu thương, năng lượng tái tạo.
Về chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ tại 30/9/2023 chỉ 1,96% (trước phân loại CIC là 1,51%). Thêm vào đó, HDBank là một trong số ngân hàng tiên phong hoàn tất áp dụng Basel III trong quý 3, đồng thời duy trì tỷ lệ CAR (hệ số an toàn trên vốn) đạt 12,3%, cao hơn mức tối thiểu 8% theo quy định và thuộc nhóm cao trong ngành.
Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ dư nợ/huy động đạt 67,4%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn chỉ 15,6%, ở mức thấp so với ngưỡng tối đa 30% theo quy định, sẽ tạo dư địa cho tăng trưởng dư nợ trung dài hạn. Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động (CIR) giảm từ hơn 39% vào cuối năm trước xuống còn 35,8% nhờ năng suất lao động tăng, chi phí hoạt động được tối ưu hóa thông qua tự động hóa quy trình vận hành.
Giao dịch khối ngoại tuần 30/10-3/11: Thanh khoản sôi động, SHS chiếm gần 50% giá trị, MWG thoát cảnh "hở room ngoại" Khối ngoại tiếp diễn giao dịch sôi động các cổ phiếu bluechip trong tuần từ 30/10-3/11. Đặc biệt, khối ngoại trở lại mua ròng 615 ... |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải về việc chưa thể bỏ “room” tín dụng Về đề xuất bỏ room tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nền kinh tế hiện phụ thuộc quá nhiều vào vốn ... |
Mai Lan (T/H)