Trong phiên giao dịch 13/3, NHNN tiếp tục sử dụng công cụ tín phiếu để rút bớt thanh khoản hệ thống. Cụ thể, nhà điều hành đã chào thầu thành công 15.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 1,4%/năm.
Trước đó, ngày 11/3, NHNN bất ngờ mở lại kênh đấu thầu tín phiếu, hút gần 15.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống. Đây là động thái đầu tiên trên kênh tín phiếu trong năm 2024 và là lần hút tiền trở lại sau hơn 4 tháng không có giao dịch. Đến ngày 12/3, NHNN tiếp tục hút thêm 15 ngàn tỷ đồng ra khỏi hệ thống.
NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu trong phiên giao dịch 13/3. |
Cùng với việc mở lại kênh hút thanh khoản, NHNN tiếp tục dừng nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá (OMO). Kể từ đầu năm, NHNN chỉ mới sử dụng nghiệp OMO kỳ hạn 7 ngày để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng với quy mô đạt hơn 6 ngàn tỷ đồng (trong 2 ngày 20-21/2).
Với việc đẩy mạnh hút tiền qua tín phiếu và hạn chế hỗ trợ thanh khoản qua nghiệp vụ OMO, tính chung từ đầu năm đến nay, NHNN đã rút ra khỏi hệ thống 45.000 tỷ đồng (3 phiên liên tiếp 11-13/3) qua kênh tín phiếu và hơn 6 ngàn tỷ đồng qua kênh OMO đáo hạn (27-28/2).
Động thái phát hành tín phiếu của nhà điều hành có nét tương đồng so với tháng 9 năm ngoái khi tỷ giá USD/VND cũng chịu nhiều áp lực trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào với tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp.
Còn nhớ ngày 21/9/2023, NHNN gây bất ngờ cho thị trường khi tái khởi động việc phát hành tín phiếu trên thị trường mở (OMO) sau hơn 6 tháng tạm ngưng (kể từ tháng 3/2023).Thống kê từ ngày 21/9-8/11, NHNN đã phát hành tổng cộng 360.345 tỷ đồng tín phiếu, kỳ hạn 28 ngày. NHNN dừng phát hành tín phiếu từ phiên 9/11/2023 khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt.
Xu hướng hút ròng của NHNN diễn ra trong bối cảnh chênh lệch lãi suất VND-USD âm kéo dài, và tỷ giá USD/VND bật tăng mạnh từ cuối tháng 2 vừa qua.
Theo công bố mới nhất của NHNN, chốt ngày 8/3, lãi suất VND liên ngân hàng giao dịch quanh mức qua đêm là 0,80%/năm. Trong khi đó, lãi suất USD liên ngân hàng đóng cửa ở mức 5,2%/năm kỳ hạn qua đêm. Như vậy, hiện tại, riêng lãi suất liên ngân hàng VND qua đêm đã thấp hơn nhiều so với lãi suất USD trên cùng thị trường (0,8%/năm so với 5,2%/năm).
Sau khi NHNN rút bớt thanh khoản thị trường 2, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng cũng bắt đầu hạ nhiệt. Hiện, giá USD tại Vietcombank đang được mua - bán ở mức 24.450 - 24.820 VND/USD, giảm 20 đồng so với cuối tuần trước.
Tổng quan, công cụ tín phiếu đang được sử dụng hiệu quả trong việc kiểm soát tỷ giá, đồng thời công cụ này hiện chưa có nhiều tác động tới thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn 21/9/2023 - 8/11/2023, NHNN đã phát hành 360 nghìn tỷ đồng tín phiếu, cùng với đó chỉ số VN-Index giảm mạnh từ mốc 1.250 điểm về 1.020 điểm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, chỉ số VN-Index tiếp đà tăng mạnh qua đó tiến về vùng đỉnh cũ. Nhóm chứng khoán bất ngờ bứt phá với đà tăng trần của ORS, VIX, VCI và VDS.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm qua. |
Nhận định về động thái của NHNN, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, chuyên gia tài chính cho rằng, việc Nhà điều hành kích hoạt lại công cụ hút tiền về chủ yếu do USD lên cao nên Ngân hàng Nhà nước hành động để ưu tiên ổn định tỷ giá.
Hiện, tỷ giá VND tự do hiện đã lên tới 25.600 VND/USD, tăng 3,4% so với đầu năm. Cả năm 2023, tỷ giá tự do đã tăng khoảng 4,2%. Lý giải sâu hơn, ông Linh cho biết nguyên nhân chính khiến tỷ giá tăng nóng trong thời gian gần đây là là lãi suất. "Lãi suất VND đang rất thấp. Lãi suất huy động VND hiện giờ còn thấp hơn thời điểm COVID năm 2020, 2021. Lãi suất liên ngân hàng USD/VND thì đã ở trạng thái dương kể từ đầu năm 2023. Lãi suất thấp làm giảm sự hấp dẫn của đồng VND, tăng hấp dẫn của nắm giữ USD. Kết hợp với 2 cú bồi của 2024 là chênh lệch giá vàng và nhập khẩu tăng đã làm tăng áp lực tỷ giá", ông Linh nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, để kiểm soát tỷ giá thì có 2 lựa chọn, 1 là bán USD trong dự trữ và 2 là tăng lãi suất VND. "Bài học quý 3/2022 vẫn còn đó, bán USD từ dự trữ thì như gió vào nhà trống, không thể giữ được mà hao tổn dự trữ rất nguy hiểm. Chỉ còn 1 cách là tăng lãi suất, trước tiên là ở thị trường liên ngân hàng", ông Linh nhận định. Thế nên Ngân hàng Nhà nước thứ 2 hôm qua đã quay lại phát hành tín phiếu. Đây là công cụ hút tiền “dư thừa” khỏi hệ thống ngân hàng. Mục tiêu rất rõ, giảm thanh khoản để tăng lãi suất VND, tăng độ hấp dẫn của VND để neo tỷ giá.
Nhiều dự án lớn được tái khởi động, cổ phiếu FLC sắp sửa trở lại giao dịch? Tại ĐHCĐ năm 2024, ban lãnh đạo FLC đã chia sẻ về kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra, khả năng quay trở lại giao dịch ... |
Sau DSC, HOSE nhận thêm hồ sơ niêm yết cổ phiếu của một công ty chứng khoán Sau DSC, HOSE tiếp tục nhận thêm hồ sơ niêm yết của một công ty chứng khoán khác là DNSE với dự kiến đăng ký ... |
Trúng thầu 1.300 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, FECON kỳ vọng "xóa nhòa" khoản lỗ Trong 10 năm kinh doanh của FECON, duy nhất năm 2023 doanh nghiệp này thua lỗ, ghi nhận con số âm 43 tỷ đồng. |
Thành An