Nợ BHXH, BHYT có xu hướng giảm, tạo tiền đề triển khai quyết liệt, vững chắc, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022. Kết quả, tính đến hết tháng 9/2022, đã có trên 17,08 triệu người tham gia BHXH (trong đó BHXH bắt buộc gần 15,73 triệu người và BHXH tự nguyện khoảng 1,35 triệu người), đạt 37,01% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng khoảng 537 nghìn người so với cuối năm 2021; gần 87,4 triệu người tham gia BHYT đạt 88,4% dân số; trên 14 triệu người tham gia BHTN đạt 28,3% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 627 nghìn người với cùng kỳ năm 2021;
Với mục tiêu luôn đặt quyền và lợi ích của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN lên hàng đầu, trong quý III/2022, nắm bắt và bám sát tình hình thực tiễn, ngành BHXH Việt Nam đã luôn chủ động và tích cực phối hợp cùng với các Bộ, ban, ngành liên quan, kịp thời có những giải pháp tích cực trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho người tham gia thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Kết quả, trong quý III/2022, đã giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho trên 7,4 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm 2021; gần 895 nghìn lượt người hưởng chế độ thai sản; trên 683 nghìn lượt người hưởng mới các chế độ BHTN, tăng 40,56% so với cùng kỳ năm 2021; gần 106,5 triệu lượt người KCB BHYT, tăng 7,5% so với cùng
Ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, BHXH Việt Nam đang tiếp tục đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phối hợp với Bộ Công an trong việc xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT như trốn đóng, gian lận, trục lợi… trong lĩnh vực BHXH, BHYT của các đơn vị, tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo quỹ BHXH, BHYT được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực, hoạt động của Ngành, công tác chuyển đổi số, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành (như: Bộ Công an, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế…).
Hiện, ngành BHXH Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu của hơn 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên toàn quốc; kết nối liên thông với gần 13.000 cơ sở khám, chữa bệnh; có khoảng trên 620 nghìn tổ chức, DN sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc;… đây là tiền đề quan trọng cho công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên môi trường số.
Tính đến ngày 17/10/2022, đã có 3.832.242 lượt người tham gia BHYT sử dụng căn cước công dân gắn chíp thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh BHYT.
Bùi Trang