Phiên giao dịch ngày 23/2, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.053,66 điểm, giảm nhẹ 0,62 điểm (-0,06%). Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức tương đối tốt khi có hơn 700 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 12 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ vẫn là màu chủ yếu của VN-Index trong ngày hôm nay với 258. Trong khi đó sắc xanh cũng được cải thiện khá đáng kể so với phiên trước đó khi có 137 mã tăng điểm, còn lại là 74 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu.
Trong khi lực cầu trong nước gia tăng mạnh giúp thị trường có phiên giao dịch kịch tính, thì khối ngoại vẫn đẩy mạnh xả bán và có phiên bán ròng mạnh thứ 2 kể từ đầu năm 2023 đến nay. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 23/2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 37,06 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 674,66 tỷ đồng, gấp 3,7 lần về lượng và 2,3 lần về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua ngày 22/2 (bán ròng 298,47 tỷ đồng).
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 50,5 triệu đơn vị, tổng giá trị 1.852,69 tỷ đồng, tăng 34,45% về khối lượng và 96,4% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 22/2). Chiều ngược lại, khối bán ra 87,82 triệu đơn vị, giá trị 2.531,25 tỷ đồng, tăng 75,48% về khối lượng và 93,6% về giá trị so với phiên trước. Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 37,32 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 678,56 tỷ đồng, tăng 198,88% về lượng và 86,34% về giá trị so với phiên trước đó. Đây là phiên bán ròng mạnh thứ 2 kể từ đầu năm 2023 đến nay (chỉ thua phiên kỷ lục ngày 13/1 do đột biến từ việc bán ròng hơn 132,81 triệu cổ phiếu EIB, giá trị gần 3.395 tỷ đồng).
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu chứng khoán HCM với khối lượng 547.100 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 13,3 tỷ đồng. Còn lại các cổ phiếu chỉ được mua ròng chưa tới 10 tỷ đồng.
Trái lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 3,67 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 82,68 tỷ đồng. Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi bất động sản nhà Vingroup, gồm VHM bị bán ròng hơn 80,11 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 1,92 triệu đơn vị và VRE bị bán ròng 79,26 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,94 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 428.400 đơn vị, giá trị 11,55 tỷ đồng, giảm 81,71% về khối lượng và 82,08% về giá trị so với phiên trước đó (22/2). Chiều ngược lại, khối này bán ra 367.220 đơn vị, giá trị 8,94 tỷ đồng, tăng 26,69% về lượng và 4,81% về giá trị so với phiên trước đó. Như vậy, khối ngoại mua ròng 61.180 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 2,61 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 97% về lượng và 95,33% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng đạt 152.100 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 5,96 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu PVS với khối lượng 113.300 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 2,93 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào 502.240 đơn vị, giá trị 11,73 tỷ đồng, giảm 54,16% về khối lượng và 47,49% về giá trị so với phiên trước đó. Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 300.200 đơn vị, giá trị 10,44 tỷ đồng, giảm 54% về lượng và 17,14% về giá trị so với phiên trước đó. Do đó, phiên này khối ngoại đã mua ròng 202.040 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 1,29 tỷ đồng, giảm 54,32% về lượng và 86,76% về giá trị so với phiên trước đó.
Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR với khối lượng đạt 279.300 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 4,59 tỷ đồng. Tiếp theo là QNS được mua ròng 1,42 tỷ đồng và MML được mua ròng 1,1 tỷ đồng.
Ngược lại, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VTP với khối lượng 138.680 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 3,65 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là ACV bị bán ròng 27.990 đơn vị, giá trị 2,37 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên chiều 23/2: Thoát hiểm cuối phiên, thép góp công lớn Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 23/2 chứng kiến cú đảo chiều ngoạn mục của hầu hết các chỉ số chính, trong đó ... |
Phiên giao dịch ngày 24/2/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ... |
Triển vọng tươi sáng đang mở ra với cổ phiếu dệt may Theo “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, tăng trưởng kim ngạch ... |
Anh Khôi (t/h)