Theo đó, GMC muốn chuyển nhượng thửa đất hơn 5 ha tại xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thuộc quyền sử dụng, sở hữu của Garmex Sài Gòn. Đồng thời, GMC cũng sẽ chuyển nhượng thửa đất 2,6 ha tại Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Hà Nam thuộc quyền sử dụng, sở hữu của Công ty TNHH Garmex Quảng Nam.
GMC cho biết, Công ty hiện không có đơn hàng, với tình hình kinh doanh không thuận lợi, nếu giữ sản xuất tại các nhà máy đối với ngành may thì Công ty sẽ lỗ rất nhiều nên GMC đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm lao động, tạm ngưng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí tối đa.
Đồng thời, GMC sẽ rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý các tài sản không cần dùng, đa dạng hoá ngành nghề để tránh rủi ro cho Công ty.
GMC sẽ rà soát tài sản, tìm kiếm cơ hội khai thác hợp lý các mặt bằng hiện có hoặc thanh lý các tài sản không cần dùng, đa dạng hoá ngành nghề để tránh rủi ro cho Công ty. |
Trước đó, từ tháng 12/2023, Garmex liên tục có thông báo thanh lý ô tô con, xe tải. Trong đó, một chiếc xe Mercedes sản xuất năm 2011 được chào giá 250 triệu đồng, một chiếc ô tô hiệu Mitsubishi năm 2013 thanh lý giá khởi điểm 437 triệu đồng… Ngoài ra, Garmex cũng rao bán cả máy thêu, máy giặt, sấy…
Về tình hình kinh doanh, Garmex Sài Gòn cho biết trong quý IV-2023, Công ty ghi nhận doanh thu cả năm 2023 đạt vỏn vẹn 8,2 tỷ đồng, giảm rất mạnh từ mức hơn 290 tỷ đồng năm trước. Trong đó, riêng quý IV chỉ đóng góp 134 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu, Garmex lỗ gộp hơn 4 tỷ đồng. Không có đơn hàng, chi phí bán hàng của công ty cũng giảm về còn 8 triệu đồng. Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn "ngốn" của Garmex Sài Gòn hơn 47 tỷ đồng.
Kết quả, công ty may này báo lỗ gần 52 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 85 tỷ đồng năm 2022. Tính đến cuối năm 2023, Garmex Sài Gòn lỗ lũy kế hơn 73 tỷ đồng. Tích cực cơ cấu lại, nợ phải trả Công ty cũng giảm mạnh từ hơn 87 tỷ đồng đầu năm về còn hơn 26,7 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán SSI (SSI), triển vọng phục hồi của xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2024 vẫn chưa thật sự khởi sắc. SSI cho rằng, triển vọng kinh tế toàn cầu kém lạc quan sẽ dẫn đến người tiêu dùng giảm chi tiêu và việc bổ sung lại các khoản tiết kiệm trở nên khó khăn hơn. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu mua sắm các sản phẩm dệt may.
Hiện nhiều thương hiệu thời trang và nhà cung cấp trên thế giới cũng đang gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Do đó, biện pháp phòng thủ, số lượng hàng nhập vẫn còn thấp, dẫn đến việc tăng trưởng đơn hàng chậm của các nhà cung cấp.
Các chuyên gia nhận định rằng, với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã dừng tăng lãi suất, sức mua của người tiêu dùng sẽ hồi phục, trong đó có nhu cầu về thời trang, may mặc.
Với việc nằm ở vị trí thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam, mảng sợi sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên khi ngành dệt may suy thoái và cũng là mảng được kỳ vọng sẽ phát tín hiệu phục hồi sớm nhất.
Mảng sợi sẽ hồi phục mạnh hơn vào cuối quý I/2024 khi nhu cầu tiêu thụ sợi sẽ gia tăng để bù đắp cho lượng hàng tồn kho đã suy giảm sau mùa mua sắm vào cuối năm 2023.
Số lượng đơn và giá bán sản phẩm dệt may xuất khẩu của các công ty dệt may Việt Nam vẫn duy trì ở mức thấp trong quý I/2024. Từ nửa cuối năm 2024, ngành dệt may mới có sự hồi phục mạnh mẽ.
Garmex Sài Gòn (GMC) tiếp tục trả cổ tức 2021 bằng tiền tỷ lệ 30% Garmex Sài Gòn vừa thông báo chốt danh sách cổ đông trả cổ tức đợt 2 năm 2021 bằng tiền mặt tỷ lệ 30%. Trước ... |
Garmex Sài Gòn (GMC): Hãng may 47 tuổi muốn "lấn sân" sang mảng logictics, bất động sản và y tế Garmex Sài Gòn đang sống trong những ngày tháng sóng gió, do ảnh hưởng từ sự cố Gilimex và tác động tiêu cực của thị ... |
Hơn 1.900 nhân viên nghỉ việc trong 9 tháng, Garmex Sài Gòn (GMC) nói gì? Do tình hình kinh doanh không thuận lợi, Garmex Sài Gòn đã tổ chức lại bộ máy, cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất ... |
Tiểu Vy