Lạm phát khu vực đồng Euro xác lập kỷ lục mới, 8,9% trong tháng 7

20/08/2022 - 20:14
(Bankviet.com) Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tính theo năm ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt mức cao kỷ lục 8,9% trong tháng 7 do cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tiếp tục gia tăng trên khắp châu lục.

Tỷ lệ lạm phát ở các nước khu vực đồng Euro tăng từ 8,6% trong tháng 6 và từ 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lạm phát của toàn châu Âu là 9,8%  so với mức 9,6% vào tháng 6 và 2,5% của một năm trước.

16 quốc gia trong khu vực đã có mức lạm phát hai con số, bao gồm 23,2% ở Estonia, 21,3% ở Latvia và 20,9% ở Lithuania.

Tỷ lệ lạm phát đã tăng đều, từ 2,2% vào tháng 7/2021, đạt 5,7% vào tháng 2 khi bắt đầu chiến sự ở Ukraine, và sau đó tăng lên 9,6% trong 5 tháng tiếp theo, với mức tăng 0,4% trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. 

Văn phòng Thống kê Trung ương (CSO) tính toán lạm phát tính theo năm leo lên mức 9,1% trong tháng 7.

Pháp và Malta (đều có lạm phát  ở mức 6,8%) ghi nhận mức lạm phát thấp nhất ở châu Âu, trong khi Phần Lan (8%), Ý (8,4%) và Đức (8,5%) là các quốc gia khác trong khu vực đồng Euro ghi nhận tỷ lệ lạm phát dưới mức trung bình của khu vực.

Nhìn chung, giá năng lượng tăng chiếm 45% hoặc tương đương 4,02 điểm phần trăm của lạm phát tính theo năm, trong khi thực phẩm, rượu và thuốc lá chiếm 23%, tương đương 2,08 điểm, dịch vụ 1,6 điểm (18%) và hàng hóa công nghiệp phi năng lượng 1,16 điểm (13%) ).

Theo tính toán của Eurostat, tỷ trọng giá năng lượng trong lạm phát ở mức 39,6% vào tháng 7, giảm từ mức 42% trong tháng 6 mặc dù lạm phát hàng tháng là 0,3%. Nếu không tính năng lượng và thực phẩm, lạm phát ghi nhận trong tháng 7 là 5,1%, vượt xa mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Tháng trước, ECB đã tăng lãi suất lên 0,5%, lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm để tìm cách vượt qua lạm phát xoắn ốc,

Anh Lê

Theo: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ