Lệnh trừng phạt từ Mỹ khiến Trung Quốc khó xuất khẩu ô tô sang Nga

15/12/2020 - 21:54
(Bankviet.com) Do các ngân hàng lớn Trung Quốc lo ngại bị cắt nguồn cung USD bởi lệnh trừng phạt, quốc gia này đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu ô tô sang Nga.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 11/7: Nga tốc chiến tốc thắng, quân Ukraine thua đậm, rút lui khỏi Kharkov Nga ngăn chặn Ukraine tập kích tàu sân bay, nêu điều kiện khởi động hòa đàm Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/7/2024: F-16 đang trên đường tới Ukraine

Theo Reuters cập nhật ngày 11/7, người đứng đầu hiệp hội đại lý ô tô Nga Alexei Podshchekoldin phát biểu rằng vấn đề thanh toán giữa Nga và Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Điều này cản trở khả năng xuất khẩu ô tô Trung Quốc vốn là nguồn cung chủ lực cho thị trường nội địa của Nga trong hai năm qua.

Ô tô Trung Quốc gặp nhiều rào cản khi xuất khẩu tới Nga. Ảnh: Reuters.
Ô tô Trung Quốc gặp nhiều rào cản khi xuất khẩu tới Nga. Ảnh: Reuters.

Trên thực tế, Nga và Trung Quốc đã sử dụng nhiều phương pháp để cố gắng tránh sự chậm trễ thanh toán, bao gồm cả giải pháp sử dụng các ngân hàng nhỏ trong khu vực của Trung Quốc.

Lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ lên các ngân hàng Trung Quốc xử lý giao dịch thương mại với Nga đang khiến nhiều nhà băng lớn lo lắng. Những đơn vị này có thể bị cắt nguồn cung USD nếu vi phạm. Quy định này được Mỹ đưa ra có hiệu lực từ đầu tháng 6.

Ông Alexei Podshchekoldin cho biết rằng vấn đề kể trên trở nên đặc biệt nghiêm trọng với các hãng nhập khẩu nhỏ. Thực trạng này dẫn đến việc Trung Quốc xuất khẩu được ít xe hơn trong khi các hãng nhập khẩu của Nga thì mất nguồn cung và đối mặt với rủi ro chi phí tăng.

Cho đến nay, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã chiếm hơn một nửa thị phần doanh số ô tô ở Nga kể từ khi các hãng xe châu Âu, Mỹ rút lui. Sự phát triển này trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình cuộc chiến Nga - Ukraine diễn ra.

Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, xuất khẩu ô tô của Trung Quốc sang Nga đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kim ngạch 4,86 ​​tỷ USD trong thời gian từ tháng 1-5 năm nay.

Ông Podshchekoldin chia sẻ rằng: ''Vấn đề này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các nhà sản xuất nội địa bởi không có đủ nguồn linh kiện. Tôi hy vọng sẽ có một ngân hàng chung hoặc một loại biện pháp khắc phục nào đó sẽ giải quyết vấn đề hiện nay''.

Đáng chú ý, ý tưởng trao đổi hàng hóa giữa hai bên đang được nêu bật. Tuy nhiên, việc các nhà chức trách Nga đồng ý đổi nguyên liệu thô để lấy ô tô và phụ tùng sẽ không hợp lý.

Trần Đình

Theo: Báo Công Thương