Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến “thắp sáng” đồ chơi Trung thu Nghệ nhân Đặng Đình Duy và mối lương duyên tạo hình rồng |
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đến từ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã khéo léo chế tác những gốc tre vô tri thành các tác phẩm điêu khắc độc nhất, vô nhị.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ biến những gốc tre thành những tác phẩm nghệ thuật |
Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, thành phố Hà Nội tham gia chương trình “Sắc thái văn hóa Hội An” du khách cuốn hút bởi đôi bàn tay chạm khắc điêu luyện cùng với cách trình diễn vô cùng bắt mắt của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đến từ thành phố Hội An.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ trình diễn điên khắc gốc tre |
Đủ các tư thế đứng, ngồi, quỳ… cùng với những động tác vô cùng chính xác và tinh xảo nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ chỉ trong thời gian ngắn đã biến những gốc tre khô khốc, xù xì thành những tác phẩm nghệ thuật với những gương mặt, chân dung bộc lộ đủ mọi cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố.
Những tác phẩm nghệ thuật với những gương mặt, chân dung bộc lộ đủ mọi cung bậc cảm xúc |
Du khách rất ấn tượng trước tài năng điêu khắc gốc tre của nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ |
Chị Hoàng Hà đến từ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) không giấu nổi sự ngạc nhiên: Đây là lần đầu tiên tôi được xem nghệ nhân trình diễn điêu khắc, mắt thấy tay sờ những tác phẩm được chế tác bằng những gốc tre. Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ thực sự là tài năng, chỉ trong vòng 1-2 giờ đồng hồ ông đã “phù phép” những gốc tre khô cằn cỗi, bỏ đi thành những tác phẩm điêu khắc sống động, giàu tính thẩm mỹ.
Những tác phẩm điêu khắc bằng gốc tre vô cùng sống động, giàu tính thẩm mỹ |
Việc tạo hình là khâu khó và quan trọng nhất của điêu khắc gốc tre |
Vừa tỉ mẩn đẽo gọt, cặm cụi chặm trổ gốc tre, nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ vừa chia sẻ chuyện nghề với du khách: Để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh bằng gốc tre cần thực hiện khá nhiều công đoạn phức tạp. Trong đó phải thường xuyên đi đến nhiều vùng quê khảo sát, đặt mua các gốc tre để tạc tượng. Theo kinh nghiệm dân gian và thực tế làm nghề của ông, tre mọc ở vùng đất cát thì rễ dài, gai nhiều, tre mọc ở vùng đất thịt hoặc đất sét thì rễ ngắn, cứng cáp. Khi đào gốc tre xong thì phải xử lý, bảo quản theo phương pháp dân gian truyền lại như gốc tre đem về được tách tạo dáng, ngâm bùn khoảng 9 tháng rồi làm sạch, phơi nắng tầm 10 ngày để cứng hơn, tránh mối mọt.
Mỗi nhân vật được tạo hình đều nổi bật lên thần thái và đặc trưng riêng |
Sau khi đã xử lý xong, khâu khó và quan trọng nhất vẫn là việc tạo hình gốc tre. Theo nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ mỗi gốc tre mang một dáng vẻ riêng nên đòi hỏi bàn tay khéo léo và con mắt sáng tạo của người nghệ nhân cần căn chỉnh sao cho phù hợp với hình dáng của những gốc tre tưởng chừng vô tri ấy. Đặc biệt khi tạo hình người nghệ nhân cũng cần am hiểu về các nhân vật được tạo hình trên gốc tre để làm nổi bật lên thần thái và đặc trưng riêng của mỗi hình tượng.
Từ nụ cười, khóe mắt, đến sợi râu của những bức tượng đều được nghệ nhân Đỏ chăm chút kỹ lưỡng |
Thường nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ thành phố Hội An hay lựa chọn những ông Phật, Thần trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là Tam Đa: Phúc - Lộc - Thọ, những vị phật mang ý nghĩa giàu sang, may mắn, trường thọ trong văn hóa phương Đông. Những vị này rất được ưa chuộng đối với người Việt Nam, nên rất dễ tiếp cận với du khách nội địa. Đồng thời, cũng là một nét đặc biệt trong văn hóa Đông phương để giới thiệu cho bạn bè quốc tế. Sau này nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ gọt đẽo thêm nhiều nhân vật khác như Chúa Jesus hay Đức Đạt Lai Lạt Ma, Newton, Einstein... để những du khách nước ngoài cũng có thể cảm nhận được câu chuyện và vẻ đẹp của mỗi tác phẩm. Điểm độc đáo ở những tác phẩm này chính là sự tự nhiên, có hồn và không có sự lặp lại ở mỗi tác phẩm. Cũng một chân dung ấy, nhưng mỗi bức lại một vẻ sinh động, chân thật không thể lặp lại ở một tác phẩm thứ hai.
Nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đã đưa hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật bằng gốc tre đến tay người tiêu dùng |
Với đôi bàn tay khéo léo và nhãn quan nhạy bén cùng sự nhiệt huyết của mình mấy chục năm qua nghệ nhân Huỳnh Phương Đỏ đã biến hàng nghìn gốc tre vô tri, vô giác bỗng chốc hóa thành những tác phẩm nghệ thuật. Hình ảnh những gốc tre đặc trưng của ông không chỉ du khách trong nước yêu thích mà đã vượt ngoài biên giới Việt Nam, trở thành một món quà tặng tinh thần cho những vị khách quốc tế khi họ có cơ hội đến thăm Hội An.
Phạm Tiệp-Trần Hà