AI và chủ quyền dữ liệu sẽ dẫn dắt đà tăng trưởng của trung tâm dữ liệu
Trước bối cảnh nhu cầu bảo vệ dữ liệu ngày càng gia tăng, các quốc gia trong khu vực ASEAN đang thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng công nghệ, đặc biệt là phát triển "đám mây AI chủ quyền".
Khái niệm "đám mây AI chủ quyền" đề cập đến khả năng mà một quốc gia có thể tự phát triển và triển khai các giải pháp AI dựa trên hạ tầng và dữ liệu nội địa. Điều này không chỉ giúp các quốc gia kiểm soát dữ liệu nhạy cảm mà còn tạo ra một môi trường an toàn hơn cho các ứng dụng công nghệ cao.
Trong những năm gần đây, các chính phủ tại ASEAN, bao gồm Việt Nam, đã ban hành quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Điều này cho phép các doanh nghiệp trong nước có thể lựa chọn các giải pháp đám mây chủ quyền thay vì phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây từ các tập đoàn quốc tế như Microsoft, Google hay AWS.
Các doanh nghiệp có thể chọn các giải pháp đám mây chủ quyền thay vì dựa vào các dịch vụ đám mây quy mô lớn của các tập đoàn như Microsoft, Google hay AWS |
Để thúc đẩy việc phát triển "đám mây AI chủ quyền", các công ty viễn thông và nhà vận hành trung tâm dữ liệu tại khu vực đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng GPU. Những công ty này, nếu sử dụng hệ sinh thái GPU của Nvidia và đáp ứng các yêu cầu về cam kết đầu tư, sẽ được công nhận là "Đối tác Đám mây của Nvidia" (NCP).
Việc trở thành đối tác của Nvidia không chỉ giúp các công ty nâng cao năng lực triển khai các giải pháp AI mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng nền tảng đám mây AI tại các quốc gia sở tại.
Ngoài ra, nhu cầu về trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn (Hyperscale Data Center) tại thị trường ASEAN đang có triển vọng tích cực, đặc biệt khi công suất trung tâm dữ liệu ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế số. Các yếu tố như triển khai 5G, Internet Vạn vật (IoT), chuyển đổi sang điện toán đám mây, và công nghệ AI đều cần đến các trung tâm dữ liệu mạnh mẽ để xử lý và lưu trữ lượng lớn thông tin.
Theo báo cáo của Moody's, AI dự kiến sẽ đóng góp vào 30% mức tăng trưởng nhu cầu về trung tâm dữ liệu trong giai đoạn 2023-2028, cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu hạ tầng công nghệ này.
Dự báo công suất trung tâm dữ liệu toàn cầu của Moody, GW |
Bên cạnh đó, theo Bloomberg, các yếu tố địa chính trị, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đang làm gia tăng sự chú ý của các nhà đầu tư vào khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam. Các quốc gia ASEAN, với vị trí chiến lược và nền kinh tế đang phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Vì vậy, các nhà cung cấp đám mây quy mô siêu lớn như Microsoft, Google, và AWS đã tăng cường đầu tư vào khu vực này trong những năm gần đây, với mục tiêu mở rộng mạng lưới hạ tầng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Các nhà cung cấp trung tâm dữ liệu quy mô siêu lớn đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN |
Trung tâm dữ liệu mới hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận viễn thông của FPT
Chứng khoán MBS đã đưa ra dự báo tích cực về doanh thu đối với ngành viễn thông của Công ty CP FPT (FPT), ước tính sẽ tăng trưởng 9,5% vào năm 2025, nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của các trung tâm dữ liệu và sự phục hồi trong quảng cáo trực tuyến khi các doanh nghiệp tái khôi phục ngân sách marketing sau thời gian suy giảm. Mảng trung tâm dữ liệu dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu gia tăng về dịch vụ điện toán đám mây, điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng thể của ngành viễn thông.
Mảng trung tâm dữ liệu của FPT dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ do nhu cầu gia tăng về dịch vụ điện toán đám mây |
Một trong những minh chứng rõ nét cho xu hướng này là việc FPT mở rộng mạng lưới trung tâm dữ liệu, trong đó cơ sở mới tại TP. HCM dự kiến sẽ hoàn thành vào Quý 1/2025. Khi hoàn thành, cơ sở này sẽ nâng tổng số trung tâm dữ liệu của FPT lên 5, bổ sung thêm 476 giá đỡ vào công suất hiện tại, tăng trưởng 13% so với mức hiện tại.
Dựa trên các yếu tố này, MBS Research dự báo doanh thu từ mảng trung tâm dữ liệu sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lần lượt là 30%/60%/40% trong các năm 2024, 2025 và 2026. Bên cạnh đó, mảng viễn thông nói chung cũng sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 12.0% trong giai đoạn 2024-2026.
Theo đánh giá sơ bộ của một số CTCK, doanh thu thuần của FPT trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 61.880 tỷ đồng (tăng 17,6% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận sau thuế sẽ chạm mốc 7.710 tỷ đồng (tăng 19,3 so với cùng kỳ), với mảng công nghệ được kỳ vọng dẫn dắt tăng trưởng ở mức 21,1%, nhờ nhu cầu mạnh mẽ dịch vụ CNTT toàn cầu. Mảng giáo dục được dự báo tăng trưởng 15%, trong khi viễn thông dự kiến tăng trưởng ổn định 11,9%, nhờ đầu tư mới vào dịch vụ băng thông và trung tâm dữ liệu.
Theo đó, mức giá mục tiêu cho FPT có thể đạt khoảng 151.000 đồng, bao gồm tiềm năng tăng giá từ các lĩnh vực mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và ô tô.
BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động ... |
Đề xuất quy hoạch tuyến đường ven biển hơn 9.600 tỷ, đi qua trung tâm du lịch của Bình Thuận và cách Mũi Né khoảng 20 km Quy hoạch tuyến đường ven biển Phan Thiết Bình Thuận dài 14,6 km, tổng vốn đầu tư 9.624 tỷ đồng, dự kiến phát triển công ... |
Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, đồng USD tăng mạnh trước loạt dữ liệu kinh tế Mỹ Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm với Hang Seng sụt 1,64%, Nikkei đi ngang và Kospi mất 1,15%. Trong khi đó, USD tăng ... |
Phương Nguyễn