Mô hình Beneish M-Score phát hiện gian lận BCTC thông qua dữ liệu các công ty niêm yết tại Việt Nam

25/11/2022 - 21:58
(Bankviet.com) Bài viết nhằm mục tiêu giới thiệu tới độc giả mô hình M-Score nhằm đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính (BCTC) và áp dụng tính toán cho các số liệu tài chính mới nhất của toàn bộ các công ty niêm yết tại Việt Nam.

Gian lận báo cáo tài chính là một trong những vấn đề phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới. Việc áp dụng các thủ tục kiểm toán truyền thống trong thời đại ngày nay đôi khi khó khăn và thiếu hiệu quả. M-score của Giáo sư Messod Daniel Beneish (Indiana University) là một mô hình được công nhận rộng rãi nhằm phục vụ mục đích đánh giá độ tin cậy của báo cáo tài chính qua phân tích dữ liệu.

Ảnh minh họa.
Hinh 1: Ảnh minh họa.

Công thức của M-Score được xác định qua sự tương quan của việc tăng/giảm các chỉ số tài chính các năm, phản ánh nhiều khía cạnh của BCTC. Chỉ số này được xác định như sau:

M-Score = -4.84 + 0.0920 x DSRI + 0.528 x GMI + 0.404 x AQI + 0.892 x SGI + 0.115 x DEPI – 0.172 x SGAI + 4.679 x TATA – 0.327 x LVGI

Các độc giả có thể tham khảo chi tiết cách tính toán các chỉ số tại đây. Ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là mô hình 8 biến, với sự phân chia khá rõ nét thành hai nhóm:

Nhóm 1 gồm các biến số giúp nhận diện gian lận: DSRI (Days Sales Receivable Index - Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu), AQI (Asset Quality Index - Chỉ số chất lượng tài sản), DEPI (Depreciation Index - Chỉ số tỷ lệ khấu hao) và TATA (Total Accrual on Total Assets - Chỉ số các biến dồn tích so với tổng tài sản).

Nhóm 2 gồm các biến số giúp phản ánh động cơ gian lận: GMI (Gross Margin Index - Chỉ số tỷ lệ lãi gộp), SGI (Sales Growth Index - Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng), SGAI (Sales, General and Administration Expense Index): Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) và LVGI (Leverage Index - Chỉ số đòn bẩy tài chính)

Diễn giải giá trị M-score như sau:

Giá trị M-Score dưới -2,22: Cho thấy công ty sẽ không phải là chủ thể thao túng báo cáo tài chính và lợi nhuận.

Giá trị M lớn hơn -2,22 và thấp hơn -1.78: Báo hiệu rằng công ty có khả năng là chủ thể thao túng.

Giá trị M lớn hơn -1.78: Báo hiệu rằng có xác suất lớn hay có nhiều khả năng về việc công ty chủ động thao túng báo cáo tài chính và lợi nhuận.

Ứng dụng vào dữ liệu các công ty trên 3 sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

Sử dụng dữ liệu mới nhất từ TCData của toàn bộ các công ty trên 3 sàn tại Việt Nam theo kỳ BCTC 2021 và 2020, chúng tôi đã tính toán chỉ số M-score, loại bỏ các đối tượng công ty không đủ dữ liệu tính toán. Kết quả với trên 700 công ty thể hiện sự phân tác chỉ số M-score như sau:

Cơ cấu chỉ số M-Score toàn bộ các Công ty được nghiên cứu
Hình 2: Cơ cấu chỉ số M-Score toàn bộ các Công ty được nghiên cứu
Phân tán chỉ số M-Score của các Công ty niêm yết tại Việt Nam, phân loại theo vốn hóa
Hình 3: Phân tán chỉ số M-Score của các Công ty niêm yết tại Việt Nam, phân loại theo vốn hóa

Dữ liệu Hình 2 và 3 cho thấy sự phân bổ cao của các giá trị M-score dưới mốc -2.22, điều này thể hiện phần lớn các công ty niêm yết tại Việt Nam không có dấu hiệu là chủ thể thao túng báo cáo tài chính và lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ các công ty có dấu hiệu thao túng theo đánh giá của mô hình này cũng không hề thấp, đạt mức 16%, với mức khả năng cao (M-Score > -1.78) đạt 10%.

Xét đến yếu tố phân loại tại hình 3, nhóm midcap và penny có số lượng công ty ở vùng có dấu hiệu thao tùng nhiều hơn hẳn so với nhóm bluechip.

Kết luận:

Bài viết nhằm mục tiêu giới thiệu tới độc giả mô hình M-Score nhằm đánh giá độ tin cậy của BCTC và áp dụng tính toán cho các số liệu tài chính mới nhất của toàn bộ các công ty niêm yết tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có khoảng 16% số lượng doanh nghiệp có dấu hiệu chủ động thao túng báo cáo tài chính và lợi nhuận. Các phân tích chi tiết hơn sẽ được gửi đến độc giả trong các kỳ sau.

M-Score là mô hình vô cùng hữu ích trong việc nhận diện gian lận báo cáo tài chính hiện nay. Nhà đầu tư có thể sử dụng để có thể đánh giá kĩ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà mình đang theo dõi, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Có nên mua cổ phiếu… “dao rơi”?

Nếu nhìn trên một chỉ số tổng quan toàn thị trường như VN-Index, bắt đáy ngắn hạn vào thứ Sáu khi thị trường đang rơi ...

Có nên bắt đáy cổ phiếu NLG của Đầu tư Nam Long ở thời điểm hiện tại?

Mặc dù Công ty CP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) có nền tảng kinh doanh tốt và có xu hướng ít bị ảnh hưởng ...

Hiệu quả của chiến lược Bình quân chi phí vốn (Dollar-Cost Averaging) tại thị trường Việt Nam

Dollar-Cost Averaging (DCA) là một chiến lược đơn giản, tuy nhiên đòi hỏi tính kỷ luật và sự kiên nhẫn, do nhà đầu tư cần ...

Trang Nhi/th nguồn TCBS

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán