Trong năm 2024, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã thực hiện 13 đợt huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu. Gần đây nhất, ngày 23/12/2024, ngân hàng thông báo phát hành thành công lô trái phiếu MSBL2427013 với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào ngày 23/12/2027. Tuy nhiên, các thông tin chi tiết như lãi suất và đối tượng phát hành vẫn chưa được công bố.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của MSB đang ở mức gần 300.701 tỷ đồng |
Cùng chiều diễn biến, trước đó 3 ngày, vào ngày 20/12/024, MSB cũng đã huy động thành công 1.000 tỷ đồng thông qua phát hành 1.000 trái phiếu mã MSBL2427012, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Với kỳ hạn 3 năm, lô trái phiếu dự kiến đáo hạn ngày 20/12/2027.
Trước đó không lâu, ngày 29/11/2024, MSB cũng đã phát hành lô trái phiếu mã MSBH2429011 gồm 1.000 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, dự kiến đáo hạn ngày 29/11/2029.
Ở chiều ngược lại, ngày 2/12/2024, MSB đã tiến hành mua lại lô trái phiếu mã MSBL2326004 chỉ sau 1 năm phát hành. Được biết, lô trái phiếu này được MSB phát hành ngày 1/12/2023, gồm 1.000 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 3 năm, dự kiến đáo hạn ngày 1/12/2026.
Trước đó, MSB đã 4 lần chi tổng số 4.500 tỷ đồng mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn kể từ đầu năm. Trong đó gồm 1.000 tỷ đồng trái phiếu mã MSBL2225002 (phát hành năm 2022), 2.000 tỷ đồng của hai mã MSBL2326001 - MSBL2326002 (phát hành năm 2023) và 1.500 tỷ đồng trái phiếu mã MSBL2326003.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của MSB đang ở mức gần 300.701 tỷ đồng, tăng 12,62% so với đầu năm, trong đó tổng nợ phải trả ở mức gần 265.468 tỷ đồng, tăng 12,63%.
Hàng loạt vi phạm trong quản trị cổ phần, tín dụng và xử lý nợ xấu tại MSB
Ở một diễn biến khác, Cục Thanh tra, Giám sát Ngân hàng II vừa qua đã công bố kết luận thanh tra đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), tập trung đánh giá các lĩnh vực quản trị cổ phần, hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu. Báo cáo đã ghi nhận một số tồn tại cần khắc phục nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả và uy tín của ngân hàng.
Về quản trị cổ phần, việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu và tỷ lệ sở hữu được chỉ ra chưa tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành. Báo cáo tài chính của ngân hàng cũng bị đánh giá có sai sót trong việc đảm bảo tính minh bạch và chính xác.
Trong lĩnh vực tín dụng, quy trình thẩm định và phê duyệt vay vốn được xác định còn nhiều hạn chế, với nhiều hồ sơ không đáp ứng đủ các yêu cầu tài liệu theo quy định. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu gặp khó khăn do tài sản bảo đảm thường xuyên bị xuống cấp hoặc vướng mắc pháp lý, dẫn đến việc thu hồi và tái sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Trước những vấn đề được nêu, Cục Thanh tra đã đề xuất một loạt giải pháp cải thiện. Việc quản trị cổ phần cần được minh bạch hơn thông qua tăng cường kiểm tra và phối hợp giữa các bên liên quan, đồng thời xử lý nghiêm các giao dịch không hợp lệ.
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần cải tiến quy trình thẩm định, đảm bảo hồ sơ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Đối với xử lý nợ xấu, việc rà soát, đánh giá và xử lý tài sản bảo đảm cần được thực hiện nhanh chóng, đặc biệt ưu tiên các tài sản gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Cơ quan thanh tra cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao giám sát và cải tiến quy trình hoạt động để bảo đảm sự minh bạch và bền vững tài chính trong thời gian tới.
Tasco muốn thoái toàn bộ vốn tại Ana Services, lên kế hoạch huy động 500 tỷ đồng từ trái phiếu Công ty CP Tasco (HNX: HUT) công bố kế hoạch phát hành 500 trái phiếu riêng lẻ, với tài sản bảo đảm từ cổ phần ... |
DIC Corp thoái vốn dồn dập tại công ty liên kết sau quyết định dừng chào bán cổ phiếu DIC Corp đang thực hiện loạt động thái thoái vốn tại các công ty liên kết như Thiên Quang và DIC Holdings. Quyết định này ... |
Phạm Hường