Mùa Xuân trên con đường Trường Sơn Tây huyền thoại

28/04/2025 - 17:03
(Bankviet.com) Nhánh Tây đường Hồ Chí Minh hay còn gọi là Tây Trường Sơn đi qua 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là "kho báu" du lịch với thiên nhiên hoang sơ và dấu ấn lịch sử.
Quảng Bình: Phát triển khu công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Con đường lịch sử ở Trường Sơn

Những ngày mùa Xuân lịch sử của dân tộc, nhóm phóng viên chúng tôi có dịp ghé thăm một đoạn thuộc nhánh Tây đường Hồ Chí Minh hay còn gọi là đường Trường Sơn huyền thoại nằm ở địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, nơi đã ghi dấu ấn hào hùng góp vào đại thắng mùa Xuân của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhánh Tây Trường Sơn của con đường Hồ Chí Minh chủ yếu chạy dọc theo vùng biên giới Việt Nam - Lào, băng qua các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Con đường này giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là tuyến hành lang chiến lược bí mật, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của dân tộc. Với địa hình hiếm trở, rừng núi rậm rạp, nhánh Tây chạy sâu vào lãnh thổ Lào nhưng vẫn giữ được tính liên hoàn, linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vũ khí, lương thực, quân nhu, đồng thời đảm bảo sự an toàn, bí mật trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù.

Nhánh Tây dường Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Quảng Trị (Ảnh: Thành Long)
Nhánh Tây dường Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thành Long

Đi cùng đoàn, Tiến sĩ sử học Nguyễn Khắc Thái chia sẻ: "Đường Hồ Chí Minh huyền thoại không chỉ là tuyến vận tải chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà còn là biểu tượng của ý chí, lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Với chiều dài hàng nghìn kilômét, băng qua núi rừng Trường Sơn hiểm trở, con đường đã trở thành "huyết mạch" tiếp tế vũ khí, lương thực, nhân lực từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam. Đây là kỳ tích quân sự hiếm có trong lịch sử chiến tranh hiện đại, thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam".

"Đặc điểm nổi bật của nhánh Tây Trường Sơn là sự bền bỉ, sáng tạo và tình thần vượt khó của bộ đội Trường Sơn. Họ đã vượt qua muôn vàn gian khổ, làm nên một "trận đồ bát quái" giữa đại ngàn, nơi từng bước chân in dấu trở thành huyền thoại” - Tiến sĩ Nguyễn Khác Thái cho biết.

Kết nối tương lai và khát vọng kết nối

Ngày nay, nhánh Tây đường Trường Sơn không chỉ là chứng tích lịch sử hào hùng mà còn là nền tảng để phát triển giao thông, du lịch và kinh tế vùng biên giới, góp phần vào sự phát triển bền vững và ổn định quốc phòng - ninh khu vực. Con đường này tiếp tục được mở rộng và nâng cấp, trở thành tuyến giao thông huyết mạch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cầu Khỉ nằm trong tuyến dường nhánh Tây đường Hồ Chí Minh
Cầu Khỉ nằm trong tuyến đường nhánh Tây đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Cương

Sự phát triển du lịch tại khu vực đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đang mở ra nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là du lịch lịch sử, sinh thái và mạo hiểm. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, rừng núi nguyên sinh trập trùng cùng hệ thống di tích lịch sử gắn liền với tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn huyền thoại, khu vực này đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Các địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị... đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch dọc theo nhánh Tây. Những địa danh như đường 20 Quyết Thắng, hang Tám Cô, nghĩa trang Trường Sơn, Khe Sanh, Tà Cơn... không chỉ là nơi tưởng niệm, tri ân mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các tour du lịch khám phá rừng nguyên sinh, trenking theo dấu chân bộ đội Trường Sơn, khám phá hang động, suối thác hoang sơ và văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Khắc Thái cùng 2 người bạn là cựu chiến binh thăm sân bay Tà- Cơn nằm ở huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Khắc Thái cùng 2 người bạn là cựu chiến binh thăm sân bay Tà Cơn nằm ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Theo ông Trần Xuân Cương - Giám đốc Công ty Du lịch Netin, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành du lịch Quảng Bình - chia sẻ, sự kết hợp giữa giá trị lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ tạo nên bản sắc riêng cho du lịch khu vực đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn độc đáo trong bản đồ du lịch Việt Nam nếu được đầu tư bài bản, phát triển bền vững và gắn với bảo tồn di sản.

"Khu vực dọc theo tuyến đường Hồ Chỉ Mình nhánh Tây sở hữu những tiềm năng và lợi thế hiếm có để phát triển du lịch bền vững và khác biệt. Đây không chỉ là vùng đất gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn là kho tàng thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ với rừng núi, hang động, thác ghềnh, bản làng dân tộc... hội tụ đủ yếu tố để phát triển du lịch lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng và mạo hiểm. Điều làm nên lợi thế cạnh tranh của khu vực này chính là sự giao thoa giữa giá trị lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Trong thời đại du lịch trải nghiệm, du khách không chỉ tìm đến để ngắm cảnh mà còn để "chạm" vào lịch sử, lắng nghe câu chuyện của của những cung đường từng thấm đẫm máu và mỏ hỏi. Đây chính là tài sản vô giá mà không phải địa phương nào cũng có được" - ông Cương chia sẻ.

Chọn cung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, nếu xuất phát từ bản Rum Ho (xã Kim Thủy, Lệ Thủy) để khám phá vùng đất phía Tây Quảng Bình - Quảng Trị, sẽ có rất nhiều các điểm du lịch được đông đảo du khách trong nước và quốc té biết đến trong thời gian qua như: Thác Dương Cầm, cầu Khỉ, đèo Sa Mù, thác Tà Puông, thung lũng Xa Ry, sân bay Tà Cơn, đỉnh Cu Vơ.

Thành Long

Theo: Báo Công Thương